Tổ chức Sách kỉ lục thế giới đã ghi nhận, Parekh đã sư tầm được 4.425 chiếc camera. Trước đó kỷ lục cũng được ông thiết lập với 2.634 thiết bị.
Khởi điểm với 600 chiếc camera, ông Parekh được thừa hưởng chúng từ người cha của mình. Sau đó 25 năm, bộ sưu tập của ông đã tăng lên một cách nhanh chóng và ông đã nắm giữ kỷ lục thế giới là người sở hữu 2.634 chiếc camera. “Camera là cuộc sống của tôi, tôi không thể sống thiếu nó”, Parakh nói.
Dilish Parekh bên bộ sưu tập đồ sộ của mình trong ngày xác lập kỷ lục.
Trong cả 2 lần thiết lập kỷ lục, Parakh đều giữ kín các thông tin của mình về số lượng thiết bị đang nắm giữ và chỉ công bố vào đêm trước khi diễn ra sự kiện Ngày nhiếp ảnh thế giới.
Trong bộ sưu tập của Parakh có nhiều thiết bị đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Leica, Rolliflexe, Canon, Nikon, Kodak, Zeiss và Linof. Đó là nỗ lực của ông trong suốt hơn 25 năm qua. Để có được bộ sưu tập đồ sộ đó, ông đã phải săn lục tại các chợ trời, tiếp cận các hãng phim cũ, thông qua môi giới và giới chuyên nghiệp. Thậm chí ông từng phải đặt quảng cáo trên báo chí để sưu tầm được các thiết bị có giá trị.
Chiếc máy ảnh Leica 250 là thiết bị có giá trị nhất với ông.
Theo Parakh cho biết, chiếc máy ảnh có giá trị nhất với ông là chiếc Leica 250 được sản xuất từ những năm 1934. Đây là thiết bị vô cùng khó khăn để sưu tập bởi nó chỉ được sản xuất với số lượng 1000 chiếc trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, một thiết bị cũng không kém giá trị về nhiều mặt đó là chiếc Bessa II được sản xuất vào năm 1962 bởi Voigtlander, một trong những nhà sản xuất thiết bị quang học lâu đời nhất của Đức.
Trong bộ sưu tập của Parakh bạn sẽ không thể bỏ qua chiếc Tessina L, nó được coi là chiếc máy ảnh nhỏ nhẹ nhất thế giới sử dụng phim 35mm với trọng lượng chỉ hơn 150g. Máy ảnh với ống kính phản xạ kép được sản xuất vào khoảng năm 1059 bởi công ty thiết kế Concava Thụy Sỹ.
Hầu hết trong bộ sưu tập của Parakh đều là những máy ảnh cổ và không ít trong đó là những thiết bị vô cùng hiếm hoi trong đó chiếc cổ nhất được sản xuất vào năm 1890. Thật khó để định giá được toàn bộ giá trị của bộ sưu tập khổng lồ trên.
Tham khảo: DNAindia