Khẩu hiệu người Việt dùng hàng Việt thì người dân Việt Nam nào cũng biết đến. Bên cạnh đó nhà nước cũng có nhiều chính sách để kích cầu sản phẩm nội đia. Thế nhưng các sản phẩm nội địa như thế này dường như người Việt đã và đang tỏ rõ thái độ vô cảm. Theo kết quả điều tra tiến hành tại 16 nước châu Á của Tập đoàn Grey Group (Mỹ), có đến 77% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài.
Điều đáng nói, một số thương hiệu đến từ nước ngoài đang đóng góp không nhỏ cho nền công nghiệp nước nhà. Không những tăng xuất siêu mà giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Thế nhưng có thể chắc chắn rằng, không phải tập đoàn lớn nào trên thế giới cũng đem lại lợi ích cho người Việt như vậy. Câu hỏi đặt ra, đó là liệu người Việt có nên mua sản phẩm của các hãng lớn trong nước hay không?
Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách thu hút nhà đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh cơ chế thoáng thì hàng loạt các ưu tiên dành cho các doanh nghiệp đầu tư ngước ngoài. Kết quả là chúng ta thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn từ trên thế giới đàu tư vào Việt Nam. Đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ là các hãng Intel, Microsoft, Samsung, LG, Nokia Viet Nam, Sony Viet Nam, Canon, và nhiều hãng công nghệ khác.
Gắn liền với đó, rất nhiều nhà máy khu công nghiệp được xây dựng như: Khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long, khu Công Nghiệp Bắc Ninh, khu công nghệ cao Bình Dương... Mặt hàng sản xuất cũng rất đa dạng từ Máy ảnh đến TV, Từ điện thoại siêu cấp đến linh phụ kiện đi kèm. Không những vậy, rất nhiều siêu phẩm được cả thế giới công nghệ đón chờ như Samsung Galaxy S3, LG Nesus 4 cũng được dán mác Made in Vietnam.
Điều đáng nói là một hãng có nhiều sản phẩm đình đám được giới công nghệ cả thế giới quan tâm lại không có nhà máy hay chí ít là trụ sở chính tại Việt Nam. Tuy rằng, Apple có hàng loạt siêu phẩm Macbook, iPhone, iPod được người Việt Nam sử dụng như một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống công nghệ. Tuy nhiên, những sản phẩm này chẳng mang lại cho người dân Việt Nam chúng ta một hiệu ứng tích cực nào đến nền kinh tế, công nghiệp.
Apple và đóng góp cho nền công nghệ Việt Nam
Với một đất nước 90 triệu dân, với hơn 120 triệu thuê bao di động. Trong khi đó người Việt Nam luôn yêu chuộng sử dụng điện thoại thông minh. Đây là thị trường đầy tiềm năng phát triển công nghệ cao. Bênh cạnh đó chi phí nhân công khá rẻ, con người Việt Nam đa phần là chịu khó. Do đó, hầu hết các hãng trên thế giới đều có mặt tại nước ta như một lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, Apple lại không đặt trụ sở, nhà máy tại Việt Nam lý do chỉ có CEO Tim Cook của Apple mới có câu trả lời.
Chúng ta luôn thán phục về khả năng sản xuất điện thoại "Tàu", hay tốc độ phát triển sản phẩm của Trung Quốc. Thế nhưng, để được như ngày hôm nay thì không thể phủ nhận rằng Trung Quốc được quá nhiều lợi thế về đầu tư của nhà sản xuất công nghệ lớn trên thế giới. Thật hiếm có hãng công nghệ nào không đặt nhà mày hay gia công sản phẩm tại nước này. Từ một nước gia công thuê cho các hãng công nghệ thì nay Trung Quốc đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm tự sản xuất " Made in PRC" . Điều đó có được thừa hưởng một nền tảng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới.
Xét về tính tương đồng thì Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng khá giống nhau như: Giá thuê nhân công rẻ, Chính sách hỗ trợ nhà đầu tư tốt. Điều này dẫn tới việc nhà đầu tư lựa chọn Trung Quốc trong đó có lý do đây là thị trường bản lẻ lớn nhất thế giới, và lực lượng nhân công đông hơn nước ta rất nhiều. Xét về nhiều yếu tố, khi bán một sản phẩm được sản xuất "made in PRC" thì không ít người của đất nước " Tỷ Dân" sẽ không do dự về bỏ tiền túi ra mua với niềm tự hào riêng. Do đó, sản phẩm nội địa được tiêu thụ tốt cũng thu hút được nhà đầu tư.
Khi hãng lớn đầu tư sản xuất vào nhà máy tại Việt Nam thì kéo theo đó góp phần giải quyết được hàng nghìn lao động. Không nhũng vậy, Các Nhà sản xuất đóng góp cho nên công nghiệp nước nhà đi lến. "Chúng ta muốn có một nhà máy sản xuất điện thoại của người Việt thì việc đầu tiên chúng ta phải có một tảng công nghệ cơ bản, từ khâu lắp ráp phân phối đến khâu gia công. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta chỉ khởi đầu của buổi bình minh tự sản xuất điện thoại. Nhiều hãng điện thoại đặt nhà máy trong nước thì lợi thế của ta là tích lỹ được nhiều kinh nghiệm. Từ đó, trong tương lai chúng ta có thể sản xuất một chiệc điện thoại Made in Viet Nam đúng nghĩa" đó là chia sẻ của anh Phan, phóng viên báo TTVN.
Không thể phủ nhận được những đóng góp của Samsung, LG, Nokia, Intel, Microsoft... cùng nhiều hãng khác cho nên công nghiệp nước nhà là không nhỏ. Tốc độ phát triển công nghệ luôn đạt mức cao. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 của nước ta thì: Điện thoại linh kiện chiếm tỷ trọng 11,1% Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện chiếm 6,8%. Đây là con số khá ấn tượng với một đất nước đang phát triển như Việt Nam
Khi năm 2012 chúng ta xuất siêu trong lĩnh vực công nghệ. Không những vậy giải quyết hàng nghìn lao động, mà còn góp sức đẩy mạnh tiền trình công nghiệp hóa nước nhà. Sẽ ra sao nếu bạn ở bạn du học ở một đất nước ra sôi cầm trên tay một chiếc điện thoại LG, Samsung có chữ Made in VietNam? ắt hẳn sẽ rất hạnh phúc và chúng ta sẽ khoe với bạn bè quốc tế rằng: Nó được sản xuất trên quê hương tôi đấy, từ bàn tay khéo léo của người Việt. Trong tương lai gần có chúng ta có quyền mơ về một chiếc điện thoại hoàn toàn do chúng ta sản xuất.
Vậy tại sao lại không nên dùng sản phẩm Apple?
Đây là góc bình luận về những đóng góp của các hãng lớn cho nên công nghiệp nước nhà. Nó chỉ mang tính chất một góc nhìn giúp các bạn hiểu rõ hơn những đóng góp tích cực mà các hãng như LG, Samsung... mang lại trực tiếp cho bản thân chúng ta. Từ vi mô đến vĩ mô. Điều này không có nghĩa sản phẩm của Apple không tốt, cũng không phải Apple gây tổn hại cho nên kinh tế của chúng ta. Mà giá trị thực sự Apple có mang lại cho chúng ta có bằng với hãng công nghệ đình đàm đang làm âm thầm cho nên kinh tế nước nhà.
Apple mang lại cho nền công nghiệp cũng như kinh tế chúng ta tới thời điểm này là cực kỳ khiêm tốn nếu không muốn nói là con số không. Chủ yếu chúng ta kiếm được tiền từ phát triển App trên iOS. Việc phát triển này góp phần ít nhiều giúp ngành CNTT Việt Nam bắt kịp xu hướng thế giới. Nhưng con số này cũng là quá nhỏ so với các đóng góp của các hãng khác tại Việt Nam.
Không một nhà máy, không có trụ sở chính thức tại Việt Nam. Sự hiện hữu của các sản phẩm Apple chỉ dừng lại ở việc phân phối các sản phẩm chính hãng thông qua nhà mạng Viettel, Vinaphone và hệ thống Authorized Reseller của các nhà phân phối khác. Điều đó có nghĩa là những thiết bị của Apple cũng không thúc đẩy nhiều nền công nghiệp nước nhà phát triển. Vậy bạn có nên mua ủng hộ các hãng công nghệ lớn có mặt (có đại diện, có nhà máy sản xuất) trong nước hay ủng hộ sản phẩm của Apple?
Điều này chắc chắn tùy thuộc vào suy nghĩ và sở thích của từng người. Nhưng nếu muốn mua sản phẩm đóng góp cho nền công nghiệp nước nhà ắt hẳn không phải chọn mua sản phẩm từ Apple thời điểm này. Đơn giản khi ta mua sản phẩm này giúp chúng ta làm giàu cho Mỹ (hay cụ thể hơn là hãng công nghệ khổng lồ), đồng thời tăng doanh thu xuất khẩu cho nước láng giếng là Trung Quốc.
Vậy chúng ta có nên mua sản phẩm của hãng lớn sản xuất trong nước hay không ? Đơn giản là Có. Vì phần nào những sản phẩm chúng ta dùng tạo ra cơ hội việc làm cho hàng triệu người dân trên khắp đất nước hình chữ S. Một sản phẩm không những chứa bên trong nhiều ý nghĩa mà nó còn mở ra một cơ hội phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa của nước nhà.