Hơn 20 năm trước, bong bóng Dot-com vỡ khiến cổ phiếu của nhiều hãng công nghệ lao dốc. Một số công ty, như Amazon, nhanh chóng phục hồi giá trị của họ - nhưng nhiều công ty khác bị bỏ lại trong đống đổ nát. Trong hai thập kỷ kể từ sự cố này, công nghệ đã phát triển theo nhiều cách.
Ngày nay, nhiều người trực tuyến hơn so với thời điểm bắt đầu thiên niên kỷ. Nhìn vào truy cập băng thông rộng, vào năm 2000, chỉ một nửa số người Mỹ có quyền truy cập băng thông rộng tại nhà. Ngày nay, con số đó là hơn 90%.
Sự mở rộng băng thông rộng này chắc chắn không chỉ là một hiện tượng của Mỹ. Sự tăng trưởng tương tự có thể được nhìn thấy trên quy mô toàn cầu: Năm 2000, chưa đến 7% dân số thế giới truy cập trực tuyến, ngày nay hơn một nửa dân số toàn cầu có quyền truy cập Internet.
Xu hướng sử dụng điện thoại di động cũng tăng lên đột biến tương tự. Vào đầu những năm 2000, có 740 triệu đăng ký điện thoại di động trên toàn thế giới. Hai thập kỷ sau, con số đó đã vượt qua 8 tỷ, có nghĩa là trên thế giới hiện có nhiều điện thoại di động hơn số dân của nó (tính đến ngày 1/12/2020, dân số thế giới đạt 7,8 tỷ người - dữ liệu của Worldometers).
Đồng thời, công nghệ cũng trở nên cá nhân và di động hơn. Apple bán chiếc iPod đầu tiên của mình vào năm 2001, và 6 năm sau đó, hãng này giới thiệu iPhone, mở ra một kỷ nguyên công nghệ cá nhân mới. Những thay đổi này đã dẫn đến một thế giới mà công nghệ chạm đến mọi ngóc ngách, gần như mọi thứ chúng ta làm.
Công nghệ đã thay đổi các lĩnh vực chính trong 20 năm qua, bao gồm truyền thông, hành động khí hậu và chăm sóc sức khỏe. Những người tiên phong về công nghệ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), vừa tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, cho chúng ta biết các nhà lãnh đạo công nghệ mới nổi đã gây ảnh hưởng và phản ứng như thế nào đối với những thay đổi công nghệ đột phá này.
20 năm qua đã định hình rất nhiều cách thức và nơi chúng ta sử dụng phương tiện truyền thông. Vào đầu những năm 2000, nhiều công ty công nghệ vẫn đang tập trung vào việc mở rộng giao tiếp cho công việc thông qua băng thông nâng cao để truyền video và tiêu thụ phương tiện khác phổ biến ngày nay.
Những người khác đã đi theo con đường mở rộng các tùy chọn phương tiện truyền thông ngoài các cửa hàng truyền thống. Những người tiên phong về công nghệ như PlanetOut (Mỹ) đã làm điều này bằng cách cung cấp một phương tiện truyền thông và nguồn phương tiện truyền thông thay thế cho cộng đồng LGBTQIA khi có nhiều người trực tuyến hơn.
Tiếp theo từ những lựa chọn phương tiện truyền thông mới đầu tiên này, các cộng đồng mới và các phương tiện truyền thông thay thế đã dẫn đến sự phát triển lớn mạnh của truyền thông xã hội. Năm 2004, chỉ có chưa đầy 1 triệu người trên mạng xã hội Myspace của Mỹ; Facebook thậm chí còn chưa ra mắt. Đến năm 2018, Facebook có hơn 2,26 tỷ người dùng, các trang khác cũng tăng lên hàng trăm triệu người dùng.
Sự gia tăng nhanh chóng của mạng xã hội trong 15 năm qua (2004-2018). Ảnh: Our World in Data
Một trong những vấn đề mới phát sinh: Trong khi các cộng đồng trực tuyến và các kênh truyền thông mới này cung cấp không gian tuyệt vời cho người dùng trong việc truyền tải thông tin, giao tiếp... thì việc sử dụng (lạm dụng) chúng ngày càng nhiều cũng dẫn đến vấn đề gia tăng thông tin sai lệch và phân cực.
Ngày nay, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ đang tập trung vào việc bảo tồn các không gian truyền thông trực tuyến này đồng thời giảm thiểu thông tin sai lệch có thể đi kèm. Gần đây, một số công ty công nghệ tiên phong cũng đã tiếp cận vấn đề này, bao gồm TruePic - tập trung vào nhận dạng ảnh - và Two Hat, đang phát triển kiểm duyệt nội dung dựa trên AI cho mạng xã hội.
Nhiều nhà khoa học ngày nay đang tìm kiếm công nghệ để dẫn dắt chúng ta đến một thế giới không có carbon. Mặc dù ngày nay người ta mới đang chú ý đến biến đổi khí hậu, nhưng những nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp thông qua công nghệ không phải là mới.
Năm 2001, công nghệ xanh mang đến cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư công nghệ, dẫn đến sự bùng nổ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp năng lượng tái tạo bao gồm Bloom Energy - một Công ty tiên phong về công nghệ (Technology Pioneer) vào năm 2010.
Trong 2 thập kỷ qua, các công ty khởi nghiệp công nghệ mới chỉ mở rộng trọng tâm về khí hậu. Nhiều người ngày nay tập trung vào các sáng kiến vượt xa năng lượng sạch để làm chậm tác động của biến đổi khí hậu.
Các công ty khởi nghiệp khác nhau, bao gồm Carbon Engineering và Climeworks đã bắt đầu triển khai công nghệ thu giữ carbon. Những công nghệ này loại bỏ CO2 từ không khí một cách trực tiếp, cho phép các nhà khoa học giảm bớt một số thiệt hại do nhiên liệu hóa thạch đã bị đốt cháy, gây hại cho môi trường và khí quyển.
Một số công ty như Aleph Farms và Air Protein đang xây dựng ngành công nghiệp thực phẩm "xanh hơn" so với các công ty truyền thống, như việc tạo ra các lựa chọn thay thế thịt và sữa.
Đầu những năm 2000 cũng chứng kiến đỉnh cao của sự bùng nổ công nghệ sinh học, bắt đầu vào giữa những năm 1990. Nhiều công ty tập trung vào việc cải tiến công nghệ sinh học thông qua nghiên cứu công nghệ nâng cao.
Một trong số những Công ty tiên phong về công nghệ là Actelion Pharmaceuticals. Công nghệ của Actelion đã nghiên cứu lớp tế bào đơn lẻ tách mọi mạch máu khỏi dòng máu. Giống như nhiều công ty công nghệ sinh học khác vào thời điểm đó, họ tập trung vào nghiên cứu bệnh và điều trị chính xác.
Trong khi nhiều công ty công nghệ ngày nay vẫn tập trung vào nghiên cứu bệnh tật và điều trị, nhiều công ty khác đã tập trung vào cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Telehealth đã phát triển trong những năm gần đây, với nhiều công nghệ mới đang mở rộng các lựa chọn chăm sóc sức khỏe ảo. Các công nghệ mới như thăm khám ảo, chatbot đang được sử dụng để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân, đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19.
Nhiều công ty cũng đang tập trung công nghệ chăm sóc sức khỏe của họ vào bệnh nhân, thay vì bác sĩ. Ví dụ: Ada, một ứng dụng kiểm tra triệu chứng, từng được thiết kế cho bác sĩ sử dụng nhưng hiện đã thay đổi ngôn ngữ và giao diện để ưu tiên cung cấp cho bệnh nhân thông tin về các triệu chứng của họ. Các công ty khác, như 7 cups, đang tập trung cung cấp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần trực tiếp cho người dùng mà không cần thông qua các văn phòng hiện có.
Tiểu kết
Hai thập kỷ qua đã chứng kiến công nghệ chăm sóc sức khỏe trở nên cá nhân hóa hơn nhiều và nhiều công ty cũng sử dụng công nghệ để chăm sóc sức khỏe người dùng, chứ không chỉ thúc đẩy nghiên cứu y tế.
Vào đầu những năm 2000, nhiều công ty đang bắt đầu phục hồi sau khi bong bóng Dot-com bùng nổ. Kể từ đó, chúng ta đã nhận thấy sự mở rộng lớn trong cách các nhà đổi mới công nghệ tiếp cận các lĩnh vực như phương tiện truyền thông mới, biến đổi khí hậu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.
Đồng thời, chúng ta cũng đã chứng kiến các công ty công nghệ được dịp cố gắng chống lại các vấn đề nảy sinh từ nhóm đầu tiên như kiểm duyệt nội dung Internet, mở rộng các giải pháp chống biến đổi khí hậu.
Nhóm nghiên cứu tiên phong về Công nghệ năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 20 năm thành lập cộng đồng này - và việc xem xét những người được trao giải thưởng mới nhất có thể cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về nơi mà hai thập kỷ tiếp theo của công nghệ có thể đang hướng tới.
Bài viết sử dụng nguồn: BT, Fee.org
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.