Công dân Pháp ở Việt Nam: Một quốc gia đang phát triển, nhỏ hơn, đông dân hơn, đã kiểm soát dịch tốt hơn Pháp theo một cách rất nhân văn

Hoàng An |

"Quản lý khủng hoảng không cần phải phô trương, mà đơn giản là phải được tổ chức, phải có sự chuẩn bị" - anh Michael Sibony, tác giả của một bài báo đăng trên báo Pháp L'OBS viết.

Michael Sibony, 33 tuổi, người Pháp, là một cố vấn đầu tư bất động sản độc lập, đang công tác dài hạn tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.

Michael Sibony viết trong một bài viết được đăng trên L'OBS: "Tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, 50 năm trước vẫn còn chiến tranh, cho đến nay vẫn chưa có trường hợp tử vong nào vì Covid-19.

Một đất nước nhỏ hơn - diện tích chỉ tương đương với một nửa so với Pháp - và đông dân hơn. Với 95 triệu dân - dân số Việt Nam cao hơn gần 40% so với Pháp. Tuy nhiên, Việt Nam quản lý dịch theo cách hoàn toàn khác biệt với Pháp".

Anh Michael điểm lại những biện pháp Việt Nam đã thực hiện như cách ly và điều trị người mắc COVID-19 tại các bệnh viện được chỉ định, xét nghiệm và xác định những trường hợp có nguy cơ, sau đó cách ly 14 ngày trong các doanh trại quân đội hoặc cơ sở của nhà nước. Đối với những người dân khác, mọi người được khuyến khích ở nhà.

"Đơn giản, bằng cách giới hạn những người bị nhiễm bệnh, kiểm dịch họ và xác định những người có khả năng tiếp xúc. Sau đó cách ly người có nguy cơ trong các khu cách ly tập trung, thường là khu quân sự. Những người khác thì không, nên chỉ có vài ngàn người bị cách ly tập trung ở Việt Nam, so với hàng triệu người ở Pháp" - anh viết.

Người Việt Nam hiểu rằng: để thoát khỏi đại dịch, bạn phải đoàn kết với tập thể và có trách nhiệm với cộng đồng. Toàn dân đeo khẩu trang. Mặc dù ở Pháp, đeo khẩu trang được coi là một hành vi gây ra nỗi sợ hãi, ở Việt Nam, không đeo khẩu trang mới bị kỳ thị.

Công dân Pháp ở Việt Nam: Một quốc gia đang phát triển, nhỏ hơn, đông dân hơn, đã kiểm soát dịch tốt hơn Pháp theo một cách rất nhân văn - Ảnh 1.

Ảnh: Reuters

Tác giả bài viết cũng đề cao hành động tập thể và có trách nhiệm trong chống dịch ở Việt Nam, như việc toàn dân đeo khẩu trang. Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Theo tác giả, hành động tập thể và có trách nhiệm là giải pháp toàn diện cho dịch bệnh.

"Tất nhiên, các cơ quan chức năng phát đi khắp các quận hướng dẫn phòng ngừa bằng loa phóng thanh. Toàn bộ người dân cũng nhận được các tin nhắn SMS gần như hàng ngày từ Bộ Y tế. Tin nhắn có chứa các chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Ở Pháp, nhiều người sẽ cảm thấy thật là xúc phạm khi chính phủ gửi một tin nhắn giống như vậy.

Quản lý khủng hoảng không cần phải phô trương, mà đơn giản là phải được tổ chức, phải có sự chuẩn bị".

Bài viết nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia không quá mạnh về kinh tế, với cơ sở hạ tầng chưa hoàn toàn hiện đại song đã phòng chống đại dịch COVID-19 bằng cách quản lý rất tỉ mỉ và có tổ chức, có sự chuẩn bị, thể hiện vai trò bảo vệ của Nhà nước đối với người dân. Tác giả bài viết cho rằng "chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn virus SARS-CoV-2 theo cách rất nhân văn và áp dụng từng bước một".

"Việt Nam, một quốc gia không có quá nhiều sức mạnh kinh tế, với cơ sở hạ tầng cũng chưa hoàn thiện, cái khiến họ thành công là sự tỉ mỉ và có tổ chức.

Trong khi những người nước ngoài khác mang về đặc sản yêu thích khi về nước, tôi, khi trở về Pháp, mang theo nước rửa tay và khẩu trang, mua trong một nhà thuốc Hà Nội".

1/4 - Nỗi ám ảnh của người dân Mỹ: Tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước, nợ thẻ tín dụng đều đến hạn phải trả! - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại