Cái gọi là "con gái phải nuôi trong nhung lụa" chính là cách mà người đời đúc kết trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Là con gái, cần được dạy dỗ và lớn lên trong sự chiều chuộng yêu thương của cha mẹ, đặc biệt là người cha.
Vào thời nhà Thanh, Càn Long Đế khi đã về già mới sinh thêm được một nàng công chúa, cho nên vua hết mực sủng ái nàng công chúa này, vì thế cũng đặc cách sủng ái cả mẹ của nàng là Đôn Phi. Có một lần, công chúa muốn mua đồ, ý muốn xin vua cha tiền. Càn Long trước tình huống đó đã đủng đỉnh bảo con gái yêu rằng: "Không có tiền thì đi tìm cha chồng (mà xin)."
Thật không ngờ, nhờ câu nói này, Hòa Thân đứng đó nhanh trí đáp lại đúng 4 chữ, nhờ đó mà nhanh chóng trở thành thông gia với vua.
Rốt cuộc, Hòa Thân đã nói gì?
Người con gái được vua Càn Long sủng ái nhất chính là Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, nàng sinh năm 1775. Bấy giờ Càn Long đã hơn 60 tuổi, cho nên ông vô cùng vui mừng vì sự ra đời của nàng công chúa này, Càn Long yêu quý cô con gái này đến mức thậm chí còn muốn truyền ngôi báu lại cho nàng.
Vậy tại sao nàng Công chúa được vua hết mực yêu thương lại lấy Phong Thân Ân Đức - con trai của vị quan tham bậc nhất Hòa Thân?
Hình ảnh Càn Long và Hòa Thân trên phim.
Việc này phải nói đến nhân vật Hòa Thân.
Hòa Thân từ nhỏ mồ côi cha mẹ, được một người hầu trong nhà thu nhận, sống trong căn nhà nhỏ của cha, nhờ thế cho nên Hòa Thân cùng em trai mới không bị rơi vào cảnh đầu đường xó chợ.
Cuộc sống của Hòa Thân với em trai vô cùng cực khổ, cho nên Hòa Thân quyết tâm phải thi đỗ để có công danh, hi vọng cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn. Cuộc sống phải nương tựa vào người khác đã giúp Hòa Thân học được cách nịnh nọt, bợ đỡ người khác. Về sau, Hòa Thân đã thi đỗ rồi ra làm quan.
Năm 1773, Hòa Thân nhận chức Quản khố Đại thần (chức quan quản lý quốc khố). Bấy giờ, ông ta cũng có chí khí riêng mình, chăm chỉ cần cù quản lý việc phân bổ quốc khố, khiến quốc khố ngày một tăng lên. Nhờ thế nên Hòa Thân được vua Càn Long khen ngợi.
Từ đó về sau, Hòa Thân thường theo bên cạnh vua, lại cộng thêm việc bản thân biết cách nói lời dễ nghe nên được Càn Long ngày một yêu thích. Ban đầu, Hòa Thân là một quan thanh liêm như những người khác, ông ta thậm chí đã từng nhiều lần từ chối tiền hối lộ, cho nên Càn Long rất được tin tưởng.
Nhưng chức quan ngày một cao, tiền bạc kiếm được ngày một dễ dàng, cũng ngày một nhiều hơn, Hòa Thân cuối cùng cũng bị tiền tài che mắt rồi trở thành một viên quan tham khét tiếng.
Ảnh chân dung Hòa Thân và nhân vật Hòa Thân trên phim.
Thời Càn Long tại vị, ông vẫn vô cùng tin tưởng và yêu quý Hòa Thân, cho nên đã đem cô con gái mà mình yêu quý nhất gả cho con trai của Hòa Thân. Suy xét đến lợi ích của bản thân nên tất nhiên, Hòa Thân rất hài lòng và sung sướng với quyết định này.
Trở lại với câu chuyện của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, có lần, Hoàng đế đưa nàng cùng Phong Thân Ân Đức ra ngoài thành chơi. Thời điểm đó, hai bên chưa chính thức bàn về chuyện của hậu bối. Công chúa nhỏ tò mò với nhiều thứ, tỏ ý muốn mua về.
Càn Long Đế biết Hòa Thân giàu có, lại luôn tìm cách để làm mình vui, cho nên khi công chúa đòi mua đồ, ông nửa đùa nửa thật bảo con gái: "Không có tiền thì đi tìm cha chồng (mà xin)."
Bấy giờ, Hòa Thân đang đau đầu nghĩ xem liệu bản thân có nên chủ động mua đồ tặng cho công chúa hay không, vì thể hiện việc xu nịnh thái quá biết đâu sẽ khiến vua cảm thấy không vui.
Thế nên vừa nghe dứt lời Càn Long nói, một Hòa Thân đã quen a dua nịnh hót tất nhiên là hiểu được thâm ý bên trong. Ông mở cờ trong bụng, nhanh trí đáp ngay 4 chữ: "Thần đây, thần đây" rồi hào sảng mua cho công chúa rất nhiều đồ.
Công chúa khi ấy vẫn còn nhỏ, chưa hiểu "bố chồng" có nghĩa là gì, nhưng vì có người mua cho nàng rất nhiều đồ nên nàng cảm thấy rất vui. Cũng kể từ sự kiện đó, Càn Long mới quyết định đem con gái bảo bối của mình gả cho con trai của Hòa Thân.