Tân Hoa Xã dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga đã giới thiệu cho nhóm thanh sát viên của Mỹ tên lửa Avangard cùng thiết bị phóng tăng tốc siêu thanh trên lãnh thổ Nga từ ngày 24-26/11.
Cuộc giới thiệu này nằm trong khung Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Phía Moscow nhấn mạnh, Nga giới thiệu tên lửa mới nhất cho Mỹ với mục đích nhằm duy trì hiệp ước New START một cách hiệu quả, hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược New START sẽ hết hạn vào năm 2021, và Mỹ dường như không hứng thú với việc đàm phán lại hiệp ước này.
Đặc biệt, theo thông báo, từ tháng 12/2019, tên lửa siêu thanh Avangard sẽ được Quân đội Nga đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 26/12/2018, Nga đã công bố video về vụ thử nghiệm tên lửa siêu thanh Avangard mới nhất, trong vụ thử tên lửa Avangard đã tấn công trúng mục tiêu giả định cách địa điểm phóng 6.000 km từ bãi thử Dombarovsky tại miền nam Nga tới bãi thử ở Kura tại bán đảo Kamchatka.
Hai ngày sau đó, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết tốc độ thực sự của tên lửa siêu thanh Avangard vượt ngoài sức tưởng tượng khi đạt tới mức 30.000 km/h, tương đương với khoảng Mach 24 (gấp 24 lần tốc độ âm thanh).
Tên lửa Avangard rời bệ phóng trong một bài thử nghiệm. Nguồn: Xinhua
Theo Sputnik, Mỹ hiện chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa để chống vũ khí siêu thanh, đặc biệt là của Nga. Các chuyên gia quân sự cho rằng các nước cần ít nhất 5 năm để bắt kịp Nga trong lĩnh vực này.
Đáng chú ý, cuộc giới thiệu tên lửa siêu thanh của Nga diễn ra trong bối cảnh Nga lên án mạnh mẽ việc Mỹ điều động nhiều máy bay không người lái (UAV) hiện đại trinh sát biên giới Nga với tần suất ngày càng tăng từ đầu năm 2019 đến nay, vừa qua, chỉ trong 8 ngày (từ ngày 19-26/11) tiến hành 3 lần trinh sát biên giới Nga.
Hệ thống tên lửa Avangard. Nguồn: Xinhua
Theo báo cáo của Spunik, dữ liệu giám sát từ mạng Tài nguyên Hàng không phương Tây cho thấy, 2 UAV chiến lược Global Hawk của Không quân Mỹ đã tiếp tục thực hiện chuyến bay do thám gần biên giới Nga trên Biển Baltic.
2 UAV của Mỹ cát cánh từ căn cứ Sigonella ở Sicily, Italia và bay qua Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Ukraine và Ba Lan đến gần biên giới Nga.
UAV thứ nhất là RQ-4B Global Hawk mang số hiệu FORTE FIXER10 đã bay trong vài giờ gần biên giới phía bắc của Kaliningrad, sau khi hoàn thành trinh sát ở khu vực này, tiếp tục đến trinh sát khu vực Tây Bắc Belarus.
UAV thứ 2 là RQ-4A Global Hawk mang số hiệu FIXER10 trinh sát không phận từ vùng biển quốc tế Baltic đến phía Tây Bắc Kaliningrad.
Không quân Nga “bất mãn” về việc tần suất Mỹ tiến hành trinh sát biên giới Nga ngày càng tăng. Nguồn: Xinhua
Đây là 2 máy bay trinh sát tiên nhất nhất của Mỹ, có thể hành trình 25000 km, trinh sát ở độ cao 20.000 m, tốc độ đạt 740 km/h, có thể giám sát liên tục trong 42 giờ. Một máy bay này có trị giá 200 triệu USD, đắt hơn so với F-35.
Trước đó, ngày 21/11 và ngày 19/11, 2 UAV của Mỹ cũng xuất phát từ căn cứ Sigonella và căn cứ ở Anh tiến hành trinh sát khu vực Kaliningrad.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Không quân Nga đang “bất mãn” về việc máy bay Mỹ tiến hành trinh sát biên giới Nga với tần suất ngày càng nhiều, máy bay chiến đấu của Nga trung bình phải xuất động 19 lần/ tuần để theo dõi, xua đuổi các máy bay do thám và máy bay khác của Mỹ cùng đồng minh, tổng cộng có khoảng 28 máy bay thường xuyên tiến hành trinh sát biên giới Nga.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Nga phát hiện máy bay trinh sát và máy bay không người lái nước ngoài đã hoạt động mạnh mẽ hơn, thường xuyên xuất hiện trên Biển Đen, vùng biển Crimea, gần khu vực Kaliningrad và bên cạnh các căn cứ của Nga ở Syria, nhất là UAV Global Hawk của Mỹ.
Lý do chính khiến quân đội Mỹ chú ý đến Nga thường xuyên hơn là vì Nga đã bí mật phát triển vũ khí sát thương quy mô lớn, trong đó bao gồm cả tên lửa siêu vượt âm có thể tấn công đến Mỹ.
Spunik ngày 26/11 cho biết Giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Quốc tế (TsAMTO) của Nga Igor Korotchenko tuyên bố, hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu sẽ phá vỡ “giấc mơ” của Mỹ về việc cạnh tranh với lực lượng hạt nhân của Nga.
Lầu Năm Góc khẳng định tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm. Nguồn: Xinhua
Đối mặt với loại tên lửa này, Mỹ đã phải thừa nhận sự tụt hậu so với Nga, ngày 8/11, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá Không quân Robert Carver thừa nhận, Washington thua xa Moscow về việc phát triển công nghệ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh.
Chính điều này là lý do làm nảy sinh cái gọi là “sự bất đối xứng trong khả năng chiến đấu”.
Mặc dù Washington vẫn luôn đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu các hệ thống siêu thanh suốt nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên lại không tìm cách tích hợp các công nghệ siêu thanh đó vào vũ khí.
Thời gian tới, việc triển khai vũ khí siêu thanh sẽ là ưu tiên nghiên cứu kỹ thuật hàng đầu của Mỹ.