Thời điểm cuối năm Tết Dương lịch và cận Tết Nguyên Đán là dịp nhiều người tăng cường mua sắm, chuyển tiền hoặc tìm kiếm việc làm thêm… đây cũng là cơ hội để những kẻ lừa đảo tung ra những "chiêu lừa" hết sức tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc thông tin cá nhân của những người nhẹ dạ, cả tin.
Dưới đây là một vài chiêu trò lừa đảo trong thời điểm cuối năm được nhiều kẻ xấu lợi dụng được Công an huyện Củ Chi TP.HCM chỉ ra 14 thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại và MXH.
Hình minh họa
Các thủ đoạn lừa đảo nhắm vào lòng tham thường gặp như:
- Giới thiệu việc nhẹ lương cao lừa đảo mua bán người
- Thanh toán đơn hàng ảo hưởng hoa hồng 10 - 15%
- Thông báo trúng thưởng và yêu cầu đóng phí nhận thưởng
- Giả Việt kiều gửi quà, gửi tiền và yêu cầu đóng phí để nhận
- Giả điện lực thông báo hoàn trả phần tiền điện tính sai...
Tội phạm nhắm vào sự mất bình tĩnh như:
- Giả công an, tòa án, viện kiểm sát gọi điện yêu cầu hợp tác điều tra để được hỗ trợ chạy án, tránh mất tài sản;
- Giả giáo viên gọi điện yêu cầu chuyển tiền để cấp cứu con em bị tai nạn;
- Gọi điện dọa khóa sim vì chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao...
Tội phạm nhắm vào sự thiếu hiểu biết:
- Giả công an gọi điện hỗ trợ đăng ký tài khoản định danh điện tử;
- Giả nhân viên nhà mạng điện thoại, gọi điện hỗ trợ nâng cấp sim
- Chiếm đoạt sim, tài khoản mạng xã hội nhắn tin mượn tiền;
- Lừa đảo thông qua giả giọng, ghép mặt (deep fake) gọi điện mượn tiền;
- Lừa đảo thông qua dịch vụ lấy lại Facebook bị hack...
14 chiêu lừa đảo dịp cuối năm mà người dân cần biết rõ, tránh "tiền mất tật mang" (Infographic: Công an huyện Củ Chi)
Theo cơ quan Công an, thời điểm cuối năm Tết dương lịch và cận Tết Nguyên Đán 2024 là dịp nhiều người tăng cường mua sắm, chuyển tiền hoặc tìm kiếm việc làm thêm. Do đó, đây cũng là cơ hội để những kẻ lừa đảo tung ra những "chiêu lừa" hết sức tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc thông tin cá nhân của những người nhẹ dạ, cả tin.