Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó

LT |

Nếu là người có hiểu biết về sinh tồn trong tự nhiên thì bạn sẽ biết rằng không chỉ riêng xác lạc đà, mà xác của nhiều loài động vật là thứ không thể dễ dàng tiếp cận vì hậu quả rất nguy hiểm.

Thử tưởng tượng, một ngày nào đó, bạn quyết định thực hiện chuyến du lịch đến vùng sa mạc hoang vắng mà bắt gặp cảnh tượng như thế bức ảnh này. Bạn sẽ làm gì?

Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 1.

Bức ảnh xác chết của một con lạc đà trương phình trên sa mạc.

Đa số mọi người sẽ không cưỡng lại được tò mò mà tiến lại gần, thậm chí sờ tay vào con vật xem thử nhưng tin tôi đi, đó sẽ là một hành động cực kỳ sai lầm và không ít người sẽ run rẩy khi biết sự thật.

Nếu bạn là người có hiểu biết về sinh tồn trong tự nhiên, thì bạn sẽ biết rằng không chỉ riêng xác lạc đà, mà xác của nhiều loài động vật là thứ không thể dễ dàng tiếp cận vì hậu quả rất nguy hiểm. Đã từng có du khách bị lạc trong sa mạc và cực kỳ đói nên cố gắng lấy thịt và nước từ xác một con lạc đà để duy trì sự sống, nhưng nếu cái xác đó đã trương phình lên thì hãy coi chừng!

Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 2.

Nguyên nhân là:

Thứ nhất, sau khi lạc đà chết, một số lượng lớn vi khuẩn sẽ phát triển trong cơ thể nó. Ngoài ra, các sinh vật hoại sinh và cadaverine có thể sinh sôi ra các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella. Nếu chẳng may nhiễm các loại vi khuẩn này, con người có thể ngộ độc mà chết.

Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 3.

Thứ hai, xác một con lạc đà có khả năng phát nổ. Chất béo trong bướu của những con lạc đà chết trên sa mạc sẽ được chuyển hóa thành axit hữu cơ, khí metan và khí cacbonic trong môi trường yếm khí để rồi tạo ra các khí như amoniac và hydro sunfua.

Các khu vực sa mạc ít bóng râm, nhiều với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy của xác lạc đà cũng nhanh hơn. Bằng cách này, khí trong cơ thể của nó cũng phát triển nhanh chóng, và cuối cùng khí tích tụ ngày càng nhiều, khiến cho xác chết phồng lên thành một "quả bóng" tròn.

Lúc này, một chút thay đổi nhỏ có thể khiến cơ thể lạc đà phát nổ. Nếu con người vô tư tiếp cận thì sẽ rất dễ gặp nạn. Do đó, một số nhà khoa học mô tả xác một con lạc đà như một "vũ khí sinh hóa".

Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 4.

Tương tự như lạc đà, xác cá voi chết trôi dạt vào bờ biển cũng được xem là "vũ khí sinh hóa" kinh khủng, có thể trở thành thảm họa cho bất kỳ ai đến gần.

Tháng 1/2004, một vụ tai nạn hy hữu xảy ra ở thành phố Đài Nam, Đài Loan liên quan đến xác một con cá nhà táng (một loài động vật có vú sống trong môi trường nước ở biển, thuộc bộ Cá voi, phân bộ Cá voi) trôi dạt vào bờ biển.

Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 5.

Người ta ước tính, con cá nhà táng dài khoảng 17m và nặng gần 50 tấn. Các nhà khoa học địa phương đã quyết định di chuyển nó về một địa điểm để tiến hành nghiên cứu, nhưng không ngờ quyết định này đã gây ra một cảnh tượng kinh hoàng ngỡ như trong phim tận thế.

1 chiếc xe tải cỡ lớn, 3 chiếc cần cẩu và hơn 50 công nhân đã tham gia di chuyển xác con vật khổng lồ này. Việc vận chuyển một sinh vật to lớn như thế này đã gây ra sự hiếu kì của không ít người dân.

Khi chiếc xe tải đi tới đoạn Tây Môn, bất ngờ xuất hiện một "hiện tượng lạ". Tiếng ồn giống như một quả bom phát nổ, ruột, những khối mỡ và thịt bên trong cơ thể cá voi đã văng tóe khắp nơi khiến cho những người đang chứng kiến có một phen hoảng sợ tột độ.

Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 6.
Con vật chết trương phình bụng đầy xót xa nhưng bất kỳ ai lại gần cũng phải hối hận nếu biết sự thật tệ hại về nó - Ảnh 7.

Cảnh tượng kinh hoàng khi xác một con cá nhà táng phát nổ giữa đường phố.

Các phương tiện và cửa hàng xung quanh bị nhuộm đẫm màu máu, cảnh tượng đó còn kinh khủng hơn cả hiện trường của một vụ án mạng. Cùng lúc đó, không khí xung quanh tràn ngập mùi hôi thối kinh tởm, giống như một "cơn mưa máu" được khuyến mãi thêm mùi xú uế.

May mắn thay, không ai bị thương bởi vụ nổ bất ngờ đó. Nhưng mùi hôi thối vẫn còn ở đó trong vài tháng.

Những người chứng kiến cảnh tượng đó đều nói: "Thật kinh tởm! Toàn bộ con đường phủ đầy trong máu, nội tạng! Và nó bốc mùi!".

Có thể bạn chưa biết?

Lạc đà có khả năng chịu khát đáng kinh ngạc

Lạc đà là phương tiện di chuyển không thể thiếu ở các vùng sa mạc. Chúng có nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường sa mạc, như lông mi dày có thể chắn cát và bụi, lỗ mũi đóng mở tự do, móng guốc rộng giúp tránh lún sâu xuống cát.

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất về loài lạc đà là khả năng chịu khát đáng kinh ngạc. Dữ liệu cho thấy nước mà lạc đà uống vào một thời điểm có thể đáp ứng nhu cầu sinh lý của chúng trong vài ngày, và chúng dự trữ một lượng lớn nước trong cơ thể.

Vì lý do này, lượng nước mà lạc đà uống mỗi lần khá lớn. Ví dụ, loài lạc đà Bactrian uống nước 2 ngày một lần vào mùa hè, lượng nước chúng có thể uống có thể lên tới 60-80 lít mỗi lần.Khi bị thiếu nước, chúng có các chức năng sinh lý đặc biệt để ngăn ngừa sự mất nước, chẳng hạn như không dễ đổ mồ hôi, phân khô, miệng và mũi có thể lưu lại độ ẩm...

Mỡ lạc đà cũng đóng vai trò quan trọng. Khi lạc đà không có thức ăn, những chất béo này sẽ bị phân hủy thành chất dinh dưỡng để tồn tại, khi lạc đà thiếu nước, chúng sẽ oxy hóa tạo ra nước để bổ sung nước. Vì khả năng chịu khát đáng kinh ngạc và những khả năng khác, cùng với giá trị của thịt và sữa, đối với những người sống ở vùng sa mạc, lạc đà là báu vật.

Nguồn: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại