Bảo vệ con cái là việc làm quan trọng đối với bất kỳ cha mẹ nào. Song, trẻ con lại không hay nói ra những suy nghĩ, vấn đề mình gặp phải để phụ huynh nắm bắt. Vì thế, trong quá trình chăm sóc con cái, cha mẹ cần luôn quan tâm đến sắc mặt và cử chỉ của con để kịp thời nắm bắt và giải quyết mọi chuyện.
Chị Lily có một cậu con trai năm nay lên lớp 1, cậu bé là một đứa trẻ vô cùng thông minh và hiếu động. Lúc nào cũng luôn miệng cười nói, làm cho không khí gia đình rất vui. Chính vì điều này nên sau mỗi giờ học, chị đều cho con mình 30 phút ở lại vui chơi cùng các bạn hoặc chơi các trò chơi ở trường.
Cậu bé thường xuyên ở lại vui chơi mỗi khi tan học
Việc này diễn ra đều đặn và thường xuyên trong hơn một tháng từ khi cậu bé đi học. Sau mỗi buổi như thế cậu nhóc đều phấn chấn và có tinh thần làm bài tập về nhà hơn. Tuy nhiên, đến một ngày đón con về, chị Lily thấy con mình khác hoàn toàn so với hôm trước, mặt hằm hằm vào nhà và đóng chặt cửa phòng. Bên cạnh đó còn tự tắm rửa, thay đồ, đến bữa ăn cũng phải mang đồ ăn tận nơi.
Đến ngày thứ 3 những biểu hiện như vậy vẫn không hết, chị Lily đã phải phá khoá vào trong phòng để xem chuyện gì đã xảy ra với con mình. Lúc đó, cậu bé chỉ chùm chăn kín mít, mồ hôi toát ra rất nhiều và run rẩy sợ hãi. Dù có gặng gỏi thì bé trai vẫn không nói, cho đến khi người mẹ nhìn thấy bức tranh con vẽ trên bàn thì đã dần hiểu ra sự việc.
Cuối cùng, cậu bé oà khóc lên trút hết nỗi đau với mẹ. Thì ra, cách đó 3 ngày khi đang vui chơi với các bạn thì cậu nhóc vô tình làm 1 bạn ngã và chảy máu. Đúng lúc đó thì ông bố của cậu nhóc kia trông thấy nên đã lôi cậu bé ra một góc và liên tục đánh vào người và doạ nạt. Sự việc này còn tiếp tục diễn ra vào ngày hôm sau như một cách ông bố kia trả thù.
Chính vì thế cậu bé đã có những ám ảnh về tâm lý cũng như tổn hại về thể chất. Ngay sau đó, chị Lily đã báo với cảnh sát toàn bộ sự việc để triệu tập người đàn ông kia. Bên cạnh đó, chị Lily cũng rất hối hận vì không ở bên con mình khi vui chơi và không nhận biết sự việc sớm hơn.
Cậu bé vẽ bức tranh bóc trần sự việc
Thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ bị bắt nạt, bạo lực khi rời vòng tay của cha mẹ. Vì nhiều lý do mà các bé không dám tiết lộ hoặc không biết giải thích làm sao để người lớn thấu hiểu. Vì thế, những bậc cha mẹ nên sát cánh bên con mỗi ngày, để ý kỹ hơn trong từng hành động để bảo vệ con mình kịp thời.
Cần lưu ý những điều sau để bảo vệ con:
- Luôn quan tâm, sát sao đến mọi hoạt động hằng ngày của con: Trẻ con vẫn chưa tự bảo vệ mình từ những người hay vật nguy hiểm xung quanh. Vì thế, phụ huynh cần đảm bảo con luôn ở trong tầm mắt của mình, sát sao với mọi hoạt động và kiểm soát những gì mà con tiếp xúc.
- Trò chuyện nhiều hơn với con: Các bé không hay nói ra trực tiếp vấn đề mình gặp phải, khi đó cha mẹ cần tâm sự nhẹ nhàng để cho con mình cảm giác an toàn, tự tin nói ra điều bản thân phải chịu. Từ cách này, cha mẹ sẽ biết được trạng thái tâm lý của con để giúp đỡ kịp thời.
- Dạy con cách bảo vệ bản thân: Qua tranh ảnh, những ví dụ thực tế, cha mẹ có thể dễ dàng dạy cho các bé những điều nguy hiểm xung quanh để phòng tránh. Bên cạnh đó là hướng dẫn con nhớ số điện thoại của bố mẹ, nhờ vào sự giúp đỡ của người khác trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Sohu