Con trai bị đuổi học vì thiểu năng trí tuệ, người mẹ đã biến con thành thiên tài

Newben |

Dưới đây là giai thoại về cuộc đời của một thiên tài nhưng từng bị thầy giáo đánh giá thấp và đuổi học.

Con trai bị đuổi học vì thiểu năng trí tuệ, người mẹ đã biến con thành thiên tài - Ảnh 1.

Thomas Alva Edison (Ảnh: Internet)

Thomas Alva Edison là nhà khoa học tiêu biểu nhất của nước Mỹ và cả thế giới. Ông sở hữu hàng ngàn bằng phát minh và nổi tiếng nhất là bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm…

Ông từng được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ nhưng tuổi thơ ông lại phải trải qua những tháng ngày bị kì thị, ruỗng rẫy. Đó là những ngày tháng Edison còn cắp sách đến trường.

Một ngày nọ, trong khoảng năm 1854 đến 1855, cậu bé Edison 7 tuổi khi đó từ trường về đưa mẹ tờ giấy của giáo viên.

Với giọng hồ hởi nhất, Edison nói với mẹ: "Mẹ ơi, thầy giáo nói con đưa mẹ tờ giấy này". Khá tò mò, bà Nancy Elliott mở ra xem.

Đọc từng chữ trong lá thư, bà Nancy không thể cầm được nước mắt, bật khóc nức nở. Khá bất ngờ với phản ứng của mẹ, Edison ngỏ lời muốn biết nội dung trong thư có gì.

Bằng tất cả sự bình tĩnh, bà Nancy đọc thật dõng dạc: "Con trai của ông bà là thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Ông bà hãy tự dạy dỗ con trai mình".

Con trai bị đuổi học vì thiểu năng trí tuệ, người mẹ đã biến con thành thiên tài - Ảnh 2.

Bà Nancy Elliott - mẹ Edison (Ảnh: Internet)

Như vậy, chỉ sau 3 tháng nhập học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, Edison được mẹ cho ở nhà để bà tự dạy học.

Nhiều năm sau đó, bà Nancy qua đời, còn Edison lại trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại. Một ngày nọ, Edison bỗng phát hiện ra tờ giấy được xếp nhỏ, cất kĩ trong ngăn bàn.

Mở ra đọc, Edison không khỏi ngạc nhiên khi thấy đó chính là thư của người thầy giáo năm xưa nhưng những dòng chữ trong đó lại là: "Con trai ông bà là đứa trẻ bị loạn trí. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến trường nữa".

Edison đã khóc rất nhiều và ông quyết định ghi vào quyển nhật ký của mình rằng: "Thomas Alva Edison là đứa trẻ đần độn.

Nhờ người mẹ anh hùng mà đã trở thành thiên tài của thế kỷ". Về sau, Edison còn phát biểu rằng: "Mẹ đã làm nên tôi.

Bà tin tưởng và chắc chắn về tôi, khiến tôi cảm nhận rằng mình có lý tưởng để sống và ai đó không thể để họ thất vọng".

Quả thật là như vậy. Edison từng bị cho rằng có vấn đề về thần kinh, là chậm phát triển, thậm chí còn bị thầy hiệu trưởng nhận xét "là học trò dốt, lười và hư, nên cho đi chăn lợn, có học nữa cũng chẳng làm nên trò trống gì".

Nhưng tất cả, nhờ niềm tin của một người mẹ dành cho con, bà không từ bỏ hy vọng vào con và cũng không khiến con thất vọng về chính bản thân mình.

Tình yêu vĩ đại và sự tin tưởng trọn vẹn của người mẹ đã đánh thức tiềm năng trong Edison, gieo vào ông niềm tin vào chính bản thân mình.

Có thể thấy, lời nói, sự phán xét có một sức mạnh rất khủng khiếp.

Nếu như ngày đó bà Nancy quyết định đọc bức thư cho con trai nghe, chắc hẳn nhân loại không thể có những phát minh vĩ đại của Edison, thế giới không có được nhà phát minh đại tài như thế.

Một lời nói khích lệ có thể giúp một người vượt qua được thời kì khủng hoảng của cuộc đời nhưng chỉ cần một chút phán xét có thể sẽ đẩy người ta đến vực thẳm hun hút.

Đó cũng chính là lý do vì sao các chuyên gia giáo dục luôn khuyên bố mẹ nói những lời khích lệ, khuyến khích, cổ vũ chứ không phải chê bai, chỉ trích con mình.

Chỉ cần thay đổi một chút thôi trong cách truyền đạt, dạy dỗ, biết đâu bạn đã góp phần giúp con tạo kì tích trong tương lai rồi đấy.

(Nguồn: truthorfiction)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại