“Con trai à, ta chúc con bất hạnh và đau khổ”: Lời chúc ngược đời của một người cha nhưng lại được vô số phụ huynh tán đồng

Ngọc Thủy |

Bạn nghĩ người cha này "máu lạnh", "độc ác" ư? Không, ông ấy đã thể hiện một tình yêu sâu đậm nhất của một người cha thông thái.

Ngày 3 tháng 7, John Roberts một chánh án tối cao trẻ tuổi được mời phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Trung học Cardigan. 

Thế nhưng ông không lấy danh nghĩa là một chánh án mà là một người cha, bởi con trai ông Jack 16 tuổi đang học trong ngôi trường này và sẽ tốt nghiệp trong năm nay.

Thông thường phát biểu tại lễ tốt nghiệp người ta thường hay nhắc nhở con trẻ biết ơn trường học, biết Thế nhưng, John Roberts lại làm ngược lại, ông nói với các bạn học sinh ở phía dưới rằng: "Ta rất tiếc khi phải nói với các con rằng, thời khắc hạnh phúc nhất, thư giãn nhất của các con sắp trở thành chuyện của quá khứ rồi…"

Lúc này, tất cả các bạn nhỏ ở bên dưới bất chợt yên lặng, bởi trước kia vào những dịp như thế này, người ta thường hay nói "cuộc sống tương lai sẽ tốt đẹp hơn, tràn đầy hy vọng hơn", nhưng người đứng trước bục phát biểu hôm nay lại nói rằng "những ngày tốt đẹp sắp kết thúc".

“Con trai à, ta chúc con bất hạnh và đau khổ”: Lời chúc ngược đời của một người cha nhưng lại được vô số phụ huynh tán đồng - Ảnh 1.

Tiếp tục bài phát biểu, ngôn từ của vị chánh án ngày càng "ác độc" hơn:

Ta hy vọng, các con liên tục gặp phải chút bất công,

Chỉ có như vậy,

Các con mới cảm nhận được giá trị của sự công bằng;

Ta hy vọng, các con có thể nếm mùi bị phản bội,

Chỉ có như vậy,

Các con mới lĩnh ngộ được tầm quan trọng của sự chân thành;

Ta hy vọng, các con thường xuyên phải trải qua cảm giác cô đơn,

Chỉ có như vậy,

Các con mới có thể biết được rằng, bạn bè đối xử tốt với chúng ta không phải là điều đương nhiên, bởi không ai nợ ai cái gì;

Ta hy vọng, các con bị xui xẻo vài lần,

Chỉ có như vậy,

Các con mới biết được ý nghĩa của cơ hội và sự may mắn,

Các con mới có thể biết được, mình thành công có thể là do may mắn, người khác thất bại không phải vì họ đáng đời.

Ta hy vọng, khi các con gặp phải thất bại,

Đối thủ của các con có thể khiêu khích, cười trên nỗi đau của người khác,

Chỉ có như vậy,

Các con mới biết, cạnh tranh một cách phong độ quan trọng như thế nào;

Ta hy vọng, các con đôi khi bị người khác khinh thường,

Chỉ có như vậy,

Các con mới biết tôn trọng và lắng nghe người khác quan trọng đến nhường nào;

Những điều mà ta đã nói ở trên, sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra trong cuộc đời các con, các con có thể rút ra được bài học hay gặt hái được những gì phụ thuộc vào việc các con có nghe hiểu những gì ta đang nói hay không.

Bài phát biểu của ông nhận được rất nhiều bình luận tốt từ nhiều người trên khắp thế giới:

- Bài phát biểu này hay quá, các bạn học sinh được nghe những lời phát biểu này thật may mắn.

- Các bạn nhỏ chuẩn bị tốt nghiệp trung học, 15, 16 tuổi nói thì hồn nhiên ngây thơ, nhưng đã bắt đầu hình thành nhân sinh quan và thế giới quan cho riêng mình, nói tràn trề sức sống nhưng lại sắp phải đối mặt với xã hội phức tạp, ngoài nhiệt huyết thì chưa chuẩn bị gì sẵn sàng cả.

- Những đứa trẻ đang ở ngã rẽ quan trọng của cuộc đời, rất cần những lời "ác ngôn" như vậy, giống như một đòn cảnh tỉnh, để nhắc nhở các con phải đối mặt với cuộc sống như thế nào, giữ tâm thái cân bằng để đối mặt với cuộc sống long đong, lận đận.

“Con trai à, ta chúc con bất hạnh và đau khổ”: Lời chúc ngược đời của một người cha nhưng lại được vô số phụ huynh tán đồng - Ảnh 2.

1. Đừng luôn coi con trẻ là trung tâm của thế giới, đôi khi cần phải học cách bơ chúng

Đối với con cái, bạn đừng quá coi trọng chúng. 

Bởi khi các con bước vào trường học, bước vào xã hội, chúng sẽ phát hiện ra rằng thế giới này không phải ai cũng thích chúng, thậm chí có rất nhiều người ghét chúng, không thích tướng mạo, tính cách hay thậm chí là năng lực của chúng. 

Do vậy, chúng cần phải có đủ khả năng chống đỡ, chống đỡ lại sự chênh lệch và khác biệt đó.

2. Khi con bị bạn bè lãng quên, đừng vội an ủi

Khi bạn thấy con đứng nép mình cô đơn trong một góc nào đó, nhìn chúng bạn chơi đùa vui vẻ. 

Điều mà bạn cần làm không phải là kéo con ra chơi với bạn, cũng không phải là yêu cầu lũ bạn kéo con cùng chơi, mà hãy khiến con hiểu rằng "thế nào là cô đơn?", "thế nào là bạn?"

Chỉ khi nếm mùi cô đơn, chúng ta mới hiểu tầm quan trọng của bạn bè.

3. Khi con gặp phải bóng tối xã hội, đừng cố che mắt con lại

Bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng đều mong muốn con mình được sống trong môi trường trong sáng, tốt đẹp, không phải trải nghiệm bóng tối hay mặt trái của xã hội. Nhưng, liệu có thể như vậy được không?

Hân Hân nhà tôi là một cô bé tốt bụng, con thường dành dụm tiền tiêu vặt hàng ngày của mình để mang biếu những người ăn xin ngoài phố.

Một lần, tôi và Hân Hân đi siêu thị về muộn, trên đường về chúng tôi bắt ông lão ăn xin bị què mà Hân Hân thường hay cho tiền đứng dậy, nhét tiền vào túi rồi bước đi một cách bình thản.

Hân Hân kinh ngạc liên tục thắc mắc: "Tại sao ông ấy lại giả què ?". Sau này, tôi cho Hân Hân xem rất nhiều sách và tài liệu nói về hiện trạng ăn xin trong xã hội. 

Hân Hân tuy kinh ngạc nhưng vẫn thường xuyên dành dụm tiền tiêu vặt để cho các bạn nhỏ ăn xin bên đường. Đồng thời, cũng thường xuyên hỏi tôi "Làm thế nào mới có thể thực sự giúp được họ?"

Chúng ta hy vọng các con tốt bụng, nhưng càng hy vọng các con có đủ khả năng nhận biết trắng đen. Dĩ nhiên các con có quyền sử dụng tiền tiêu vặt của mình, nhưng hãy hướng dẫn các con sử dụng đúng chỗ đáng sử dụng.

4. Khi các con phát hiện cuộc sống gian nan, đừng vội khích lệ tinh thần

Cuộc sống vốn có rất nhiều khó khăn vất vả, khi các con nói với bạn rằng "học hành vất vả", "luyện đàn vất vả", đừng chỉ luôn nghĩ cách khiến cách con có cảm hứng học tập, mà hãy giúp con hiểu rằng "khổ" là lẽ tất yếu trong cuộc sống.

Trẻ con phải đi học, người lớn phải đi làm, mỗi người đều có rất nhiều việc không muốn làm những vẫn phải làm, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người ở đời.

Tóm lại, khi các con con nhỏ, đừng sợ cho chúng nếm chút khổ. Những đứa trẻ chưa từng chịu khổ, lớn lên ắt sẽ càng khổ, thậm chí không thể đối mặt được với xã hội.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại