Theo Sicence Alert, chỉ trong thời gian bạn đang đọc bài báo này, bạn có thể đã hít vào phổi vài tỉ phân tử hydrotrioxit hữu cơ mà không hay. "Những hợp chất này luôn luôn tồn tại. Chúng tôi không biết về chúng trước đây" - nhà hóa học Henrik Grum Kjærgaard từ Trường ĐH Copenhagen - Đan Mạch cho biết.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Kjærgaard hiện có bằng chứng cho thấy các hợp chất bí ẩn này đã được hình thành liên tục và tồn tại một khoảng thời gian ngắn trong khí quyển.
Bầu khí quyển Trái Đất - Ảnh: COPECNICUS ATMOSPHERE MONITORING SERVICE
Tuy nhiên, hydrotrioxit hữu cơ sinh ra từ đâu, có vai trò cụ thể như thế nào và có thể phản ứng để tạo thành một cấu trúc bền vững trong khí quyển hay không vẫn còn là câu hỏi mở. Isoprene, một loại khí thải công nghiệp, được coi là "nghi phạm" hàng đầu, có thể tạo ra khoảng 10 triệu tấn hydrotrioxit mỗi năm.
Về lý thuyết, bất kỳ một hợp chất nào trong khí quyển cũng có thể đóng vài trò tạo ra các hợp chất hoàn toàn mới này. Để rồi trong vài phút hoặc vài giờ tồn tại, hydrotrioxit tiếp tục tạo ra các phản ứng khác, dẫn đến các yếu tố khác trong bầu không khí của chúng ta.
"Hầu hết các hoạt động của con người đều dẫn đến phát thải chất hóa học vào khí quyển. Vì vậy kiến thức về các phản ứng quyết định tính chất hóa học của khí quyển là rất quan trọng nếu chúng ta có thể dự đoán hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí quyển trong tương lai" - Science Alert dẫn lời nhà hóa học Kristan H. Møller, đồng tác giả.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science.