Đầu thế kỷ XIX và chuyện chụp ảnh
Ảnh đen trắng chụp một bến tàu ở Hồng Kông vào đầu những năm 1900
Trên thực tế, máy ảnh cầm tay đã có mặt trên trái đất vào năm 1903: Chụp xong phải đi rửa mất cả ngày mới được xem ảnh.
Ngoài ra, không có filter màu mè hiệu ứng gì hết, nó đơn giản là một tấm ảnh đen trắng và muốn mọi người biết thì phải tự cầm đi khoe.
Không có Google thì tìm kiếm thông tin thế nào?
Thư viện công cộng đầu tiên ở Hồng Kông, ảnh chụp vào đầu những năm 1900s
Thời đó, khi người ta muốn tra cứu thông tin hoặc tìm kiếm sự thật, họ không lên Google tìm hay hỏi ai đó trong các group trên Facebook. Trái lại, họ phải tự tìm đến những ngôi nhà chất đầy sách gọi là thư viện.
"Xe ôm" của hơn 1 thế kỷ trước
Cách cực "trendy" để dạo quanh Hồng Kông vào năm 1903 là ngồi kiệu (hay còn gọi là litter) do 2 anh phu vác vai.
Đây được coi là một trong những dịch vụ 5 sao trong quá khứ, có thể điều khiển bằng giọng nói nhưng tốc độ hơi chậm, chỉ phù hợp đi ngắm cảnh.
Đặc biệt, loại hình Uber này không chỉ dành cho 1 người, còn có ghế phụ dành cho trẻ em ở đằng sau nữa.
Họp hành thì sao?
Facetime/GroupCall của 9 ông quan vào năm 1903.
Nếu thời hiện đại có Facetime/Video call để chém gió với nhau, hay Zoom để họp online... Thì hồi xưa phải ngồi mặt đối mặt với nhau để nói chuyện.
Đặc biệt, không có chuyện giới hạn số lượng người trong một group chat, chỉ là bạn có được mời đến hay không thôi.
Trò chơi điện tử?
Ít ai biết rằng, mạt chược (mahjong) là trò chơi thống trị mọi khu vực nói tiếng Trung Quốc trong quá khứ.
Mạt chược là một từ Hán Việt kép, được phiên âm theo tiếng Quảng Đông (ma tước) nghĩa là con chim sẻ vừng, còn phiên âm theo tiếng Trung phổ thông là ma thương, trong tiếng Anh là mahjong.
Khó có thể tìm thấy bộ phim nào về Hồng Kông, Trung Quốc của thời kỳ này mà mạt chược không xuất hiện. Xin khẳng định đây là một trong những "trò chơi" đông người đầu tiên, chơi được mọi lúc mọi nơi mà không cần điện hay kết nối mạng.