Những chiếc xe chiến đấu bộ binh Dongfeng Mengshi (Đông Phong Mãnh Sĩ) thế hệ thứ ba được thiết kế với nhiều lớp giáp, tính cơ động và động cơ mạnh hơn so với các biến thể trước đó.
“Một chiếc Dongfeng Mengshi thế hệ thứ ba có thể chạy trên những con đường gồ ghề và đến đích chỉ với 10 phút mà nếu đi bộ sẽ mất một giờ, tiết kiệm sức lực và thời gian cho quân đội, các báo cáo dẫn lời những người lính đóng quân ở sườn phía bắc của dãy Himalaya cho biết”, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết.
Các phương tiện này được trang bị súng máy, bệ phóng tên lửa và các vũ khí khác, đặt ra câu hỏi thú vị về việc chúng có thể được bọc thép nặng đến mức nào.
Có thể không có xe nào tương tự trong quân đội Mỹ vì mỗi xe phụ thuộc vào cấu hình, vũ khí, thành phần áo giáp, hệ thống treo và bảo vệ gầm xe, một số yếu tố trong số đó có thể không được biết đầy đủ.
Tuy nhiên, nhìn lướt qua cũng cho thấy những điểm tương đồng với xe chiến đấu mọi địa hình chống mìn và phục kích của Mỹ có tên M-ATV. M-ATV ban đầu được chế tạo như một phần của yêu cầu khẩn cấp về khả năng di chuyển trên đường bộ ở Afghanistan trong môi trường khắc nghiệt với thiết bị nổ tự chế nhiều năm trước.
Hãng Oshkosh đã được ký hợp đồng chế tạo M-ATV, một loại xe bọc thép hạng trung được trang bị hệ thống treo tiên tiến, công nghệ liên lạc và thân xe hình chữ V chống thiết bị nổ.
M-ATV của lục quân Mỹ
Hai chiếc xe của Mỹ và Trung Quốc có điểm tương đồng rõ ràng có thể được quan sát thông qua cấu hình vũ khí dường như tương tự, cấu hình khung gầm và áo giáp.
Những phương tiện này sẽ hữu ích như thế nào trong bất kỳ loại kịch bản chiến tranh thiết giáp lớn nào? Ví dụ, M-ATV của Mỹ chủ yếu được hình dung như một loại nền tảng chống nổi dậy dường như ít được sử dụng trong chiến tranh cơ giới hóa lớn.
Mặc dù được chế tạo để có tốc độ và tính cơ động, nhưng chúng nặng hơn và chậm hơn nhiều so với Xe Chiến thuật Hạng nhẹ Liên hợp (JLTV) của Mỹ.
Theo National Interest, điểm đáng chú ý là xe tấn công bọc thép của Trung Quốc và M-ATV của Mỹ có thể quá nặng để sử dụng chiến thuật tối ưu trong các nhiệm vụ tuần tra hoặc trinh sát ở mức độ thấp, tốc độ cao, nhưng không đủ nặng để hoạt động hiệu quả trong một cuộc chiến tăng-thiết giáp hạng nặng.
Ví dụ, một đội hình thiết giáp hoặc đơn vị cơ giới sẽ cần xe thiết giáp chở quân, xe tăng, pháo binh và các phương tiện chiến thuật nhanh hơn, nhẹ hơn và cơ động hơn để trinh sát, tuần tra hoặc tiến hành trinh sát phía trước.
Những phương tiện nhẹ hơn này, chẳng hạn như JLTV của Mỹ được thiết kế để thay thế Humvee, sẽ được bảo vệ bởi không quân (yểm trợ đường không tầm gần) và các phương tiện bọc thép hạng nặng xung quanh. Các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa hoặc binh lính quy mô lớn có khả năng được thực hiện bởi các xe tải chiến thuật.
Trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ đã nỗ lực trang bị số lượng lớn hơn các xe tải chiến thuật có thiết bị để gắn vũ khí và cũng bổ sung giáp gắn chốt để chống lại các cuộc tấn công bằng súng bộ binh chống tăng, vũ khí nhỏ và thiết bị nổ tự chế.
Những điều chỉnh như vậy, mặc dù hữu ích và có giá trị chiến thuật tuyệt vời cho các nhiệm vụ chống nổi dậy, nhưng có thể không cần thiết hoặc hữu ích cho cuộc chiến tranh lực lượng cơ giới hóa, quy mô lớn hơn.
Ngược lại, bất kỳ loại hình tấn công thiết giáp quy mô lớn nào cũng sẽ là các phương tiện bọc thép hạng nặng được hỗ trợ bởi các phương tiện chiến thuật bánh lốp được bảo vệ tốt và nhanh hơn.
Mặt trái của điều này là bản thân chiến tranh bọc thép được cho là sẽ trở nên phân tán, nhịp độ nhanh hơn và tác chiến tầm xa hơn. Nếu điều đó là đúng, thì đó là thời của những loại phương tiện lai này, vốn tìm cách kết hợp áo giáp và tính cơ động vào một nền tảng duy nhất.