Cơn địa chấn khổng lồ xé toang nước Anh khỏi phần còn lại của châu Âu

Hoa Hướng Dương |

Cách đây 450.000 năm, nước Anh vẫn nằm cùng trên 1 lục địa với châu Âu cho tới khi cơn địa chấn khổng lồ xảy ra.

Nằm về phái Tây Bắc của lục địa, nước Anh gần như có vẻ đứng tách biệt so với phần còn lại của châu Âu.

Sự kiện địa chất khiến nước Anh xa rời châu Âu

Cơn địa chấn khổng lồ xé toang nước Anh khỏi phần còn lại của châu Âu - Ảnh 1.

Vị trí nước Anh trên bản đồ thế giới. Ảnh Internet.

Cách đây 450.000 năm trước, một cuộc địa chấn kinh khủng đã khiến cho nước Anh bị tách ra khỏi phần còn lại của châu Âu.

Ngày nay, nước Anh nằm trên một hòn đảo được bao quanh bởi biển Ireland, biển Bắc và Đại Tây Dương, chia tách với lục địa bởi một eo biển rộng 34 km nối với nước Pháp.

Thế nhưng, nghiên cứu mới chỉ ra rằng trước kia Anh từng nối liền với lục địa chứ không tách rời như bây giờ. Vậy điều gì đã khiến nước Anh bị "xé rời" ra khỏi châu Âu.

Nhà nghiên cứu Trái Đất Sanjeev Gupta từ Học viện Hoàng gia Luân Đôn (Imperial College London) cho biết:

"Một loạt các sự kiện địa chất xảy ra đã khiến nước Anh trở thành một hòn đảo. Nếu không có những sự kiện này, lịch sử nước Anh sẽ hoàn toàn khác".

Cơn địa chấn khổng lồ xé toang nước Anh khỏi phần còn lại của châu Âu - Ảnh 2.

Nước Anh từng gắn liền với lục địa châu Âu. Ảnh Imperial College London/Chase Stone.

Những hố sâu bị xói mòn dưới đáy biển

Nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích dữ liệu thu được từ đáy biển phía dưới eo biển nối liền nước Anh (English Channel) và Pháp, cụ thể là dưới Dover Strait (eo biển nối liền thành phố Dover của Anh và Lalais nước Pháp), cũng là phần hẹp nhất của eo biển này.

Họ nhận thấy rằng có rất nhiều hố sâu lớn phía dưới đáy biển, có kích thước đường kính lên tới vài km và sâu tới 100m. Nhóm nghiên cứu của ông cố gắng đi tìm câu trả lời cho nguyên nhân gây ra những hố sâu khổng lồ này.

Phân tích của họ chỉ ra rằng những hố sâu này được tạo ra do thác nước khổng lồ xói mòn sau khi hồ băng tan chảy.

Jenny Collier thuộc nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh:

"Dựa trên những bằng chứng là chúng tôi có được, chúng tôi tin rằng Dover Strait cách đây 450.000 năm trước là một cây cầu đá khổng lồ nối liền nước Anh và Pháp".

Collier cũng cho hay nhóm nghiên cứu chưa thể lý giải tại sao những khối băng khổng lồ lại tan chảy như vậy!

Có thể những cơn địa chấn khổng lồ đã khiến các tảng băng bị đứt vỡ và tạo thành các cơn lũ lớn cũng như thác nước cuồn cuộn phá vỡ phần đất nối liền nước Anh và lục địa châu Âu.

Cơn địa chấn khổng lồ xé toang nước Anh khỏi phần còn lại của châu Âu - Ảnh 3.

Những trận lũ lụt lớn do băng tan tạo thành các thác nước xói mòn phần đất nối liền nước Anh và lục địa châu Âu. Ảnh Internet.

Để có thể hiểu rõ hơn quá trình xảy ra lúc đó, nhóm nghiên cứu cần phân tích thêm các mẫu cặn tích bên dưới các hố sâu này nhưng điều này cũng không hề dễ dàng.

Gupta nói trên tờ The New York Times:

"Tôi có thể nói rằng chúng ta biết rõ về các hiện tượng địa chất xảy ra trên sao Hỏa còn nhiều hơn là các hiện tượng địa chất học dưới biển của các lớp vỏ lục địa xung quanh thế giới".

Nghiên cứu được đăng trên Nature Communications.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại