"Cơn ác mộng" của Mỹ đã thành sự thật
Vào năm 2015, Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) với Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về việc Iran cắt giảm chương trình hạt nhân.
Theo JCPOA, Iran đã đồng ý loại bỏ kho dự trữ trung bình - urani đã làm giàu , cắt giảm kho dự trữ uranium làm giàu thấp tới 98% và giảm khoảng 2/3 số lượng máy ly tâm khí 13 năm.
Trong 15 năm tới, Iran sẽ chỉ làm giàu uranium lên tới 3,67%. Iran cũng đồng ý không xây dựng bất kỳ cơ sở nước nặng trong cùng một khoảng thời gian. Các hoạt động làm giàu Uranium sẽ được giới hạn ở một cơ sở duy nhất sử dụng máy ly tâm thế hệ đầu tiên trong 10 năm. Các cơ sở khác sẽ được chuyển đổi để tránh rủi ro phổ biến.
Để theo dõi và xác minh sự tuân thủ của Iran với thỏa thuận, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ có quyền truy cập thường xuyên vào tất cả các cơ sở hạt nhân của Iran.
Iran ký thỏa thuận hạt nhân (JCPOA).
Thỏa thuận quy định rằng để đổi lại việc tuân thủ các cam kết của mình, Iran sẽ nhận được sự trợ giúp từ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc các lệnh trừng phạt liên quan đến hạt nhân.
Và hôm nay 18/10/2020, lệnh cấm vũ khí mà Liên hợp quốc áp đặt lên Iran đã chính thức chấm dứt. Bộ Ngoại giao Iran cho biết đây là một thắng lợi lớn của quốc gia này. Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Iran khẳng định:
"Ngày hôm nay, toàn bộ các lệnh cấm liên quan tới chuyển giao vũ khí cũng như các hoạt động và dịch vụ tài chính có liên quan... đã tự động chấm dứt hiệu lực".
Tehran tuyên bố sự kiện này đã mở đường và trao cho Iran quyền tự do, tự quyết tiến hành các chính sách quốc phòng mới.
"Vì thế, kể từ ngày hôm nay, Cộng hòa Hồi giao Iran có thể mua sắm bất cứ loại vũ khí và trang bị nào cần thiết, từ bất cứ nguồn nào mà không còn bị ràng buộc bởi các lệnh cấm. Việc mua sắm vũ khí mới sẽ dựa vào nhu cầu phòng thủ, và Iran cũng có thể xuất khẩu vũ khí phòng thủ, tùy theo chính sách của mình".
Hồi đầu năm nay, Mỹ đã cố gắng tiến hành một chiến dịch nhằm tiếp tục gia hạn lệnh cấm quốc tế áp đặt lên Iran, đặc biệt là việc gia hạn cấm vũ khí, tuy nhiên tất cả các đề xuất của họ đầu không thành công, LHQ đã chính thức phủ quyết đề xuất của Mỹ.
Không quân Iran được đánh giá là yếu kém nhất tỏng các quân binh chủng của họ do trang bị lạc hậu.
Iran "móc hầu bao" chi nhiều tỷ USD mua 4 kiệt tác vũ khí Nga?
Như vậy, kể từ ngày hôm nay 18/10, lệnh cấm vũ khí của LHQ áp đặt lên Iran đã tự động hết hiệu lực, Tehran chắc chắn đã lên kế hoạch mua sắm khẩn cấp các loại vũ khí nhằm tăng cường khả năng phòng thủ bởi họ được cho là "gây thù chuốc oán" với quá nhiều đối thủ và nguy cơ bị tấn công quy mô lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Mặc dù từ giờ phút này, Iran có thể mua vũ khí của bất cứ nước nào, tuy nhiên phương Tây dù rất thèm muốn thị trường béo bở có thể lên tới hàng chục tỷ USD nhưng họ "vuốt mặt phải nể mũi", không được Mỹ "bật đèn xanh" thì cũng chỉ biết nhìn đối thủ khác hớt tay trên mà thôi.
Những người được lợi lớn nhất hiện nay là Nga và Trung Quốc. Tehran dường như sẽ ưu tiên mua sắm vũ khí từ Nga hơn và các nhà phân tích cho rằng có 4 "tuyệt tác vũ khí" mà Moscow có thể sớm bán cho đối tác đặc biệt này.
Thứ nhất, tên lửa phòng không S-400. Mắc dù Iran hiện đã sở hữu tên lửa S-300 khá hiện đại, nhưng với số lượng khá hạn chế trong khi diện tích rộng, chỉ với vài tổ hợp phòng không tầm xa này thì không đủ bao quát, bảo vệ toàn bộ không phận, họ cần phải có thứ vũ khí mạnh hơn.
Tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga chắc chắn sẽ là ưu tiên mua sắm hàng đầu của Iran hiện nay.
Tên lửa S-400 được cho là thứ vũ khí Iran cần nhất lúc này.
Thứ hai, hệ thống tên lửa bờ K-300P Bastion-P. Uy lực của tổ hợp tên lửa bờ di động mới và hiện đại nhất của Nga đã được chứng minh.
Một khi sở hữu Bastion-P, Iran có thể tạm yên tâm về hướng biển bởi với tầm bắn tới 300km, mỗi tổ hợp tên lửa này có thể bao quát được một khu vực đường bờ biển rộng tới 600km. Tên lửa Yakhont có khả năng tiêu diệt bất cứ loại tàu chiến nào của đối phương.
Thứ ba, tiêm kích Su-30SM. Không quân Iran được cho là yếu kém nhất trong các quân binh chủng của họ bởi năng lực chế tạo chiến đấu cơ của họ rất hạn chế và hầu hết máy bay hiện có đều đã cũ, lỗi thời, cần nhanh chóng được thay thế, bổ sung.
Su-30SM được các chuyên gia quân sự đánh giá cao và thực tế chiến đấu ở Syria cho thấy "ông ba mươi" xứng đáng là một trong những loại tiêm kích thế hệ 4+ tốt nhất thế giới hiện nay.
Thứ tư, xe tăng T-90. Mặc dù lục quân Iran khá mạnh, nhưng chùng đó là chưa đủ, họ vẫn cần bổ sung thêm nhiều vũ khí có tình răn đe hơn vì thế chiến tăng T-90 của Nga là sự bổ sung tuyệt vời. Sự lì lợm của T-90 qua thử lửa ở chiến trường khốc liệt Syria cho thấy không phải ngẫu nhiên mà nó đang là dòng xe tăng bán chạy nhất của Nga.
Chắc chắn Iran thừa hiểu, chiến trường chỉ được giải quyết khi các bên trực tiếp đối đầu nhau trên bộ, các đòn tập kích đường không rất quan trọng, nhưng không mang yếu tố quyết định thắng - thua.
Trước khi lệnh cấm vũ khí hết hiệu lực, Iran trên thực tế đã "xem hàng" trực tiếp tại Nga, đồng thời cũng đã xuất hiện những thông tin về việc Tehran tiến hành đàm phán với Moscow để lên kế hoạch mua sắm ồ ạt nhiều loại vũ khí mới. Vì thế, có lẽ không lâu nữa sẽ có những bản hợp đồng chấn động thế giới được công bố.
Iran đã sẵn sàng "móc hầu bao" chi hàng tỷ USD, vấn đề hiện tại chỉ còn phụ thuộc vào Nga, liệu họ có dám đương đầu với những sức ép, lời đe dọa của Mỹ và phương Tây để "tuồn" những kiệt tác vũ khí cho Tehran hay không mà thôi.