"Cối xay thịt" mang tên Syria đang sôi sùng sục: Quá nhanh và nguy hiểm

Bảo lam |

Tổ chức Amnesty International đã buộc tội Tổng thống Syria Bashar Assad và đồng minh Nga "gây ra những tội tác chiến tranh" tại Syria.

Các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã giành được quyền kiểm soát một ngôi làng cách không xa Idlib sau khi bất ngờ tấn công khiến nhiều binh sĩ Quân đội Syria (SAA) và cả những phần tử Hồi giáo cực đoan thiệt mạng.

Bất chấp việc Ankara đã nhiều lần chịu tổn thất do cái gọi là "phe đối lập ôn hoà" gây ra, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cố buộc tội Moscow mới là thủ phạm gây ra cái chết của người Syria.

Tại Hama và Idlib, mà vẫn là những khu vực cuối cùng nơi phe đối lập tiếp tục hoạt động, tình hình lại căng thẳng đến cực điểm, khủng bố lớn mạnh trở lại dù bị đưa xuống hàng thứ yếu vì đại dịch Covid-19.

Tổ chwucs Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) thân với phe đối lập và có trụ sở tại Luân Đôn mới đây thông báo rằng các nhóm thánh chiến, bao gồm "Huras ad-Din", mà đã ly khai khỏi "Hay'at Tahrir al-Sham" (Tổ chức giải phóng Levant), đã tấn công Quân đội Syria.

Trong lúc đụng độ, 35 binh lính quân đội Syria và 13 phiến quân thiệt mạng. Cũng có thông tin xác nhận rằng phe đối lập đã kiểm soát được làng Tandjara. Đây là cuộc đụng độ ác liệt nhất giữa các bên từ tháng 3 năm nay.

Nhờ các cuộc đàm phán diễn ra giữa những đoàn đại biểu của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hồi tháng 3 vừa qua ở Moscow, Tổng thống Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về thoả thuận đạt được liên quan tới ngừng bắn dọc đường chiến tuyến tại Idlib.

"Quả bom nổ chậm"

Hồi tháng 3 năm nay, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo về cái chết của 2 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Mhanbelya trên tuyến đường M4 ở Idlib, sau cuộc tấn công từ phía "những nhóm vũ trang cực đoan".

Cối xay thịt mang tên Syria đang sôi sùng sục: Quá nhanh và nguy hiểm - Ảnh 2.

Đoàn xe thiết giáp của Quân cảnh Nga tuần tra ở Syria.

Được biết rằng cuộc tấn công này có thể do "Huras ad-Din" thực hiện. Trong khuôn khổ thoả thuận về Idlib, binh lính Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từng bước tiếp tục triển khai các cuộc tuần tra chung ở khu vực M4.

Nga thường đưa ra những tuyên bố về việc, theo các thoả thuận về Idlib, trách nhiệm thu hồi vũ khí của những lực lượng đối lập thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng IS và những tổ chức khủng bố khác tại Syria đang tận dụng giai đoạn chống dịch CoViD-19 quy mô toàn cầu như cơ hội để tái tập trung các lực lượng.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Michelle Bachelet đã gọi tình hình trong vùng là "quả bom nổ chậm".

Cối xay thịt mang tên Syria đang sôi sùng sục: Quá nhanh và nguy hiểm - Ảnh 3.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Michelle Bachelet

Amnesty International: Những tội ác chiến tranh

Tổ chức Amnesty International có trụ sở ở Đức, trong báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào thường dân ở tây bắc Syria đã buộc tội Tổng thống Syria Basar Assad và đồng minh Nga "gây ra những tội tác chiến tranh" tại Syria.

Trong báo cáo dưới tiêu đề "Không ở đâu an toàn với chúng tôi: Những cuộc tấn công phi pháp và các cuộc di tản ồ ạt" của Tổ chức này cáo buộc những cuộc tấn công nhằm vào thường dân là "vi phạm luật pháp quốc tế, các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại".

Trong báo cáo ghi rằng từ tháng 5/2019 đến tháng 2/2020, Quân đội Syria và các lực lượng của Nga đã thực hiện tối thiểu 18 cuộc tấn công nhằm vào thường dân. Xác nhận được rằng, trong các tấn công nhằm vào những trường học, đã sử dụng các loại đạn sát thương bị luật pháp quốc tế cấm.

Chuyên gia về Syria thuộc tổ chức có trụ sở ở Đức này, bà Vanessa Ullrich lưu ý rằng báo cáo này lần đầu tiên chứa đựng những bằng chứng của việc "các lực lượng vũ trang Nga đã triển khai những cuộc không kích nhằm vào một bệnh viện".

Còn liên quan tới các nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria, đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Iran, ông Abbas Musevi, cho biết về các cuộc đàm phán đang tiếp tục diễn ra liên quan tới việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh bộ ba Astana.

Ông Musevi lưu ý rằng, các nước đứng ra bảo trợ cho tiến trình Astana đang nỗ lực để giúp đỡ nhân dân Syria đưa ra quyết định về tương lai của mình mà không chịu bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Ông Musavi cũng nhấn mạnh rằng, những thông báo do một vài hãng truyền thông đăng tải về việc Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran sẽ quyết định về tương lai của chính phủ Syria là không đúng sự thật.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại