Đừng nghĩ Su-35 đã hết thời, thực tế cho thấy, nó đang dần trở thành mối đe dọa khi Nga liên tục nâng cấp và là loại máy bay được nhiều quốc gia lựa chọn.
Mặc dù, Nga đang phát triển thế hệ thứ 5, tiêm kích tàng hình Su-57 nhưng S-35 vẫn là loại máy bay chiến đấu chiếm lĩnh bầu trời.
Vì vậy, phương Tây thật sai lầm khi nghĩ Su-35 đã hết thời. Nếu nhận diện không đúng về đối thủ, phương Tây sẽ mất lợi thế trên chiến trường và ở đó sai lầm là không thể sửa chữa.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các chiến đấu cơ của Mỹ luôn được đánh giá là có lợi thế hơn khi đối đầu với chiến đấu cơ của Liên Xô, trong đó bao gồm cả Su-27 (loại máy bay được sản xuất năm 1988).
Trong 20 năm qua, Su-27 gần như không hoạt động và bị đánh giá thấp hơn F-15, nhưng phiên bản mới nhất của Su-27 lại thực sự là mối đe dọa trên không.
Su-35S là phiên bản cải tiến thứ 2 của Su-27M, nó là loại máy bay một chỗ ngồi và có siêu động cơ. Su-35S có động cơ lực đẩy thay cho động cơ thông thường của Su-27.
Su-35 được NATO gọi là Flanker-E, là máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Loại máy bay này được đánh giá có khả năng đối đầu ngang cơ với những dòng máy bay hiện đại của Mỹ gồm F-15 Eagle, F-18 và thậm chí cả F-35 Tia chớp II.
Su-35 được đánh giá là hiệu quả trong việc đánh chặn vì "kết hợp khả năng cơ động với vũ khí đa năng".
Su-35 sở hữu nhiều loại vũ khí khiến các đối thủ phải dè chừng, trong đó nổi bật nhất là pháo tự động GSh-30-1 30mm. Su-35 cũng có thể mang nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất, chống hạm và một số loại bom dẫn đường bằng laser, vệ tinh.
Thật sai lầm khi nghĩ F-35 đã hết thời.
Vũ khí chính của Su-35 là tên lửa không đối không R-74 (RVV-MD). Đây là loại tên lửa cho phép bắn ngoài tầm nhìn. Một loại vũ khí khác của Su-35 cũng giúp nó tạo lợi thế chính là tên lửa không đối không R-77 (RVV-AE).
R-77 (RVV-AE) được coi là phiên bản tương tự tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 của Mỹ (AMRAAM).
Động cơ cũng được coi là một lợi thế của Su-35. Hai động cơ Saturn AL-41F1S giúp Su-35 khả năng cơ động cao. Nó dễ dàng vượt mặt hoặc thực hiện các thao tác lượn vòng tốc độ cao.
Với tốc độ tối đa 1.550 dặm/giờ cùng nhiều vũ khí đáng gờm, đây là loại tiêm kích có nhiều lợi thế khi không chiến.
Năm 2009, Su-35 được chào bán công khai. Thời điểm đó, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) và Không quân Indonesia đều đặt hàng và được bàn giao 4 chiếc vào năm 2016, sau đó là 10 chiếc khác vào năm 2017.
Sau khi Trung Quốc trở thành khách hàng đầu tiên của Su-35, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia châu Á vì vi phạm Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Nhưng, tháng 4/2018, PLAAF vẫn chính thức đưa dòng máy bay Su của Nga vào biên chế.
Mùa thu năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt đầu đàm phán hợp đồng mua 36 chiếc Su-35 từ Nga. Động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện sau khi nước này bị loại khỏi chương trình F-35 của Mỹ. Algeria, Ai Cập, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều là khách hàng tiềm năng của dòng máy bay Su-35.
Với Nga, Su-35 có thể là điểm dừng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó không thể trở thành loại tiêm kích thống trị bầu trời.