Công nghệ nano
Công nghệ nano. Ảnh minh họa.
Than chì và kim cương đều có cấu tạo từ cacbon nhưng chỉ sự thay đổi cấu trúc sắp xếp, chúng ta đã có 2 vật liệu hoàn toàn khác nhau về độ cứng cũng như độ bền.
Trên ý tưởng đó, các nhà khoa học đã sáng tạo ra một vật liệu siêu nhẹ và bền cũng từ cacbon: Ống Nano cacbon.
Công nghệ nano đã không còn xa lạ trong khoa học kỳ thuật ngày nay vì ứng dụng rộng rãi của nó, những vật liệu có được từ công nghệ này được gọi chung là vật liệu nano (những vật liệu có ít nhất một chiều có kích thước nanomet).
Công nghệ nano là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm, 1 nm = 10−9 m).
Chúng ta đều biết vật lý cơ học cổ điển của Newton chỉ đúng trong phạm vi vận tốc và khối lượng nhất định, nếu vượt qua giới hạn đó (nhỏ hơn nữa như nguyên tử phân tử hoặc lớn xấp xỉ vận tốc ánh sáng) thì đã sang phạm vi của cơ học lượng tử.
Vật liệu nano cũng vậy, chính vì kích thước siêu nhỏ khiến tính chất lượng tử thể hiện rõ nét và xuất hiện những tính chất ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Trong số các vật liệu nano, ống cacbon nano là mọt trong những vật liệu nhẹ và bền nhất
Ứng dụng rộng rãi của công nghệ nano. Ảnh minh họa.
Bạn có thể hình dung được kích thước siêu nhỏ của chúng khi so sánh với một sợi tóc, đường kính của một ống nano xấp xỉ nhỏ hơn... 50.000 lần!
Không những thế, quá trình xây dựng các ống nano cacbon cực dài có thể xoắn lại thành các sợi còn được các nhà khoa học ở đại học Cincinnati (UC) (Mỹ) nghiên cứu phát triển.
Với độ cứng vượt trên cả kim cương, vật liệu này có một điều mà không vật liệu cứng khác có được, nó có thể uốn như cao su!
Chính vì tính chất này, chúng ta có thể tạo ra vật liệu bền theo bất cứ hình dạng nào chúng ta muốn.
Xem video:
Giấc mơ vươn tới vũ trụ!
Tham khảo nhiều nguồn