Vật liệu không thể phá hủy
GS Julia Greer tại Viện công nghệ Caltech, Mỹ đang nghiên cứu cách thức chế tạo ra những cấu trúc khung siêu nhỏ, bền vững và nhẹ. Bước tiếp theo là thực hiện những cấu trúc này ở kích thước lớn hơn. Chúng sẽ được sử dụng để chế tạo cửa sổ thông minh, bộ trao đổi nhiệt và cánh quạt động cơ gió.
Vỏ bọc tự làm sạch
Với những vật liệu như kính, thép, giấy thì lớp phủ bên ngoài là rất quan trọng. Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Luân đôn, Anh, đang tìm cách phủ lớp chống ẩm cho vật liệu. Sử dụng các hạt nano oxit titan, lớp phủ ngoài có khả năng đẩy nước, dầu và cả rượu ra khỏi bề mặt.
Hiện tại, lớp che phủ chỉ có diện tích rất nhỏ nhưng trong tương lai nó sẽ có khả năng phun lên xe cộ, nhà cửa, ... giúp vừa bảo vệ vừa tự làm sạch những công trình trên.
Vật liệu giảm chấn
Theo các nhà khoa học tại Đại học Missouri, Mỹ, họ đã tìm ra cách để có thể kiểm soát những con sóng đàn hồi thường xảy ra khi động đất nhằm bảo vệ các công trình kiến trúc. Nhóm nghiên cứu tạo ra một mạng lưới những cấu trúc đặc biệt giúp chuyển hướng sóng xung kích qua vật liệu.
Những công trình xây dựng sẽ không bị tác động nhiều khi sóng chấn động được lớp bảo vệ che chắn và làm lệch hướng tác động.
Vật liệu Graphene
Graphene là loại vật liệu mới có nhiều tính năng đặc biệt. Tuy nhiên, chúng rất khó sản xuất ở quy mô công nghiệp. Hiện nay, các nhà khoa học tại Caltech đã tìm ra cách sản xuất graphen ở quy mô lớn hơn trước.
Hiện tại, vật liệu đang được sản xuất ở mức độ nhỏ từng mm nhưng sẽ sớm được tăng rộng. Tiềm năng của graphene đang nhắm đến là phủ cửa sổ, pin mặt trời và các thiết bị điện tử.
Bê tông thế hệ mới
Đại học Purdue, Mỹ, đang tìm cách chế tạo ra bê tông mới bằng cách thêm vào thành phần tinh thể từ gỗ. Sử dụng công nghệ vật liệu nano đem lại hiệu quả hơn hẳn các phương thức truyền thống, đem lại sức bền, chống va đập và linh hoạt cho bê tông.
Đồng thời, vật liệu bổ sung làm giảm các thành phần ô nhiễm có trong bê tông cũ. Quá trình sử dụng cũng dùng ít nước hơn nhưng không làm giảm tính năng vật liệu.