Vì vậy, theo chuyên san The Aviationist, có thể đoán được vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng nếu theo dõi hoạt động trinh sát cơ RC-135S. Đây cũng không phải là điều quá khó khăn bởi các hoạt động này đều được công khai trên các trang web.
Một chiếc RC-135S
Theo đó, những chiếc RC-135S đồn trú tại căn cứ không quân Yokota, Nhật Bản sẽ có nhiệm vụ bay trinh sát thu thập thông tin ngay từ giai đoạn nạp nhiên liệu của tên lửa, đồng thời theo dõi toàn bộ giai đoạn phóng mỗi khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường cho thấy Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa.
Được trang bị một radar có khả năng bắt sóng mạnh ở mạn phải máy bay, sau buồng lái cùng một số cửa sổ quang học cho phép camera hồng ngoại ghi lại hình ảnh đầu đạn vào cuối vụ phóng, RC-135S là dòng trinh sát cơ được Mỹ sử dụng để theo dõi các cuộc phóng tên lửa đạn đạo.
Trong vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên, RC-135S được cho là đã "đánh hơi" từ trước các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên chuẩn bị phóng thử ICBM vào sáng 4/7.
Đó là lý do tại sao Mỹ có thể nhanh chóng đưa ra những thông tin sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thành công tên lửa và xác nhận Triều Tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa như quốc gia Đông Bắc Á này tuyên bố.
Video: Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hút thuốc ngay cạnh tên lửa Triều Tiên
Đây không phải là lần đầu tiên dòng trinh sát cơ này cho thấy khả năng lợi hại của nó.
Ngày 15/4, khi Triều Tiên phóng thử tên lửa được cho là loại tên lửa đạn đạo tầm trung KN-15 từ khu vực Sinpo, một chiếc RC-135S đã bay qua Nhật Bản.
Tới 13/5, khi Triều Tiên phóng thử một loạt tên lửa đạn đạo tầm trung tại căn cứ ở phía tây nước này, một chiếc RC-135S cũng được cử đi bay trinh sát để quan sát và thu thập dữ liệu.
Ngày 20/6, một chiếc RC-135S và một máy bay theo dấu phóng xạ WC-135 xuất hiện ở không phận Nhật Bản. Không lâu sau đó, truyền thông bắt đầu loan tin về các hoạt động mới tại bãi thử hạt nhân của Triều Tiên.