Ý nghĩa khoa học của tên lửa Avangard
Vào ngày 16/7/1945, đúng 5 giờ 29 phút 45 giây sáng theo giờ địa phương, Manhattan – Dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ – kết thúc bằng một vụ nổ khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công ở Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico, Mỹ.
Vào ngày 26/12/2018 Tổng thống Nga Vladimir Putin đích thân giám sát vụ phóng thử cuối cùng tên lửa UR-100N UTTH mang đầu đạn Avangard để nghiệm thu. Đây là đầu đạn đầu tiên trên thế giới có khả năng bay trong bầu khí quyển với tốc độ siêu âm ở khoảng cách liên lục địa.
Quân đội Nga đã thử nghiệm thành công mỹ mãn hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard này.
Nga đã thử nghiệm thành công siêu tên lửa Avangard.
Tổng thống Putin chưa lúc nào vui ra mặt như vậy, ông chúc mừng và cảm ơn quân đội, đồng thời tuyên bố rằng Avangard sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019 với 1 trung đoàn (12 bệ phóng) sẽ được biên chế vào Lực lượng Tên lửa chiến lược.
Quả thật, nếu như sự ra đời của bom nguyên tử mở ra một chương mới về năng lượng hạt nhân cho loài người thì đây là một thành tựu khoa học công nghệ vật liệu, vũ trụ vĩ đại nhất từ trước tới nay mở ra một kỷ nguyên vật lý mới mà chỉ có duy nhất người Nga nắm giữ…
Như vậy, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu một loại tên lửa mà chúng hoạt động theo một nguyên tắc vật lý mới, tất nhiên, nhưng vấn đề không phải là tên lửa, đây là một cuộc cách mạng công nghệ sản xuất tên lửa đã xảy ra tại Liên bang Nga.
Tên lửa Avangard - Nga "đè bẹp" vào các định luật vật lý!
Nghịch lý ở đây là không có động cơ siêu thanh nhưng vấn đề của chuyến bay siêu thanh đã được giải quyết.
Tên lửa đạn đạo UR-100N UTTH sau khi mang đầu đạn Avangard vào quỹ đạo gần trái đất đúng thời gian dự kiến thì lập tức sẽ có 3-6 đầu đạn Avangard được tách ra bước vào bầu không khí dày đặc và bay đến mục tiêu được chỉ định.
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga vừa có thêm một siêu vũ khí. Ảnh minh họa.
Lưu ý là tên lửa đạn đạo UR-100N UTTH Nga không thiếu và Mỹ, kiểu dạng này cũng vậy, không thiếu, nhưng quan trọng nhất là phần chiến đấu mang tên Avangard với tính năng kỹ chiến thuật siêu đẳng của nó thì người Mỹ không có.
Tính năng kỹ chiến thuật của nó thực sự nghe giống như khoa học viễn tưởng, xem ra, có vẻ như người Nga đã "phá vỡ" và đè bẹp các định luật vật lý hiện đại mà chúng ta đã hiểu biết từ trước tới nay…
Đơn vị chiến đấu Avangard sau khi tách khỏi tên lửa đẩy nó cơ động giống như "một viên đá nhảy lướt trên mặt nước" với tốc độ 27 Mach, lao vào tầng khí quyển như một quả cầu lửa chẳng khác gì một thiên thạch… nhằm đúng vào mục tiêu đã chọn.
Đây là những gì gây ra phản ứng không tin tưởng của Mỹ-phương Tây về hoạt động của Avangard chẳng khác nào lúc Galilei tuyên bố quả đất quay quanh mặt trời.
Thật vậy, thực sự không thể bay trong một thời gian dài trong bầu khí quyển với tốc độ lớn gấp 27 lần âm thanh. Bởi khi bay với một tốc độ lớn như thế xuyên qua tầng khí quyển dày đặc của quả đất, tương đương tốc độ vũ trụ cấp 2 (9.000- 11.000m/s) thì tất cả đều bốc cháy.
Làm thế nào mà các nhà thiết kế Nga đã chế tạo ra một vật liệu không tưởng hình thành nên một lớp vỏ để bảo vệ toàn bộ thiết bị điện tử của Avangard bảo đảm cho nó vẫn hoạt động chính xác trong một đám mây plasma ở nhiệt độ khoảng 2000 độ?
Tổng thống Nga Putin chứng kiến vụ thử nghiệm siêu tên lửa Avangard.
Thế nhưng thực tế vẫn là thực tế khi Avangard đã bay lượn vào tầng khí quyển với độ khủng khiếp 27 Mach gần bằng tốc độ vũ trụ cấp 2, lao thẳng đúng mục tiêu mà không một máy tính nào có thể dự báo được đường bay của chúng và không một phương tiện hiện hành nào có thể đánh chặn.
Có thể nói trong 6 loại vũ khí "siêu nhiên" mà Putin công bố trong Thông điệp Liên bang tháng 3 thì Avangard là thứ duy nhất Nga đã thực hiện theo "nguyên tắc vật lý mới".
Ngoài ra thì đều đã dựa trên thành tựu khoa học cũ, chẳng hạn như "tên lửa bay không giới hạn", nghe rất mới và đặc biệt "siêu nhiên", nhưng thực ra thì đó là cách thu nhỏ một "nhà máy hạt nhân" mà không phải là một phát minh vĩ đại.
Còn Avangard? Nguyên tắc bay trong lớp khí quyển của trái đất là càng bay trong đó với vận tốc nhanh bao nhiêu thì càng bị bốc cháy bấy nhiêu, do đó khi bay với vận tốc vũ trụ thì đều trở thành bó đuốc như ta đã thấy các thiên thạch lao vào trái đất.
Do đó, chế tạo ra được các vật bay có tốc độ siêu thanh từ 10 – 30 Mach là điều không tưởng mà không ai nghĩ có thể theo các định lý vật lý thông thường.
Thế nhưng, các nhà khoa học Nga đã có tên lửa Kinzhal (Dagger) bay 10 Mach và, nay lại thêm tên lửa Avangard có vận tốc 27 Mach bay liên lục địa (thời gian dài)…
Vậy, thành tựu khoa học đó của một đất nước "cây xăng" như ngài TNS Mỹ quá cố John McCain đã từng đặt cho nước Nga nghĩa coi thường, chắc phải giật mình nơi chín suối khi chính nó đã khiến nước Mỹ hoảng loạn.
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Ngọc Thống
Nga thử nghiệm thành công siêu tên lửa Avangard