Cho đến nay, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Trung Quốc vẫn tỏ ra cứng rắn với Mỹ khi luôn lựa chọn những biện pháp đáp trả những đòn tấn công từ Washington, chứ chưa có bất cứ nhân nhượng hay lùi bước nào. Các đòn đáp trả thương mại của Trung Quốc gây ra thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.
Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cũng phải chịu những thiệt hại từ thương chiến này. Trong đó nhiều công ty và doanh nghiệp Trung Quốc đang phải lao đao để ứng phó với đòn tấn công từ Mỹ.
Theo Bloomberg, Ding Shui Po - Chủ tịch hãng trang phục thể thao Xtep International Holdings cho biết, một phần tư cơ sở sản xuất hàng thể thao ở Trung Quốc đã bị bỏ không. Nhiều nhà máy phải giảm giá 10% cho các công ty trong nước như Xtep để tận dụng dây chuyền đó. (Ảnh: Bloomberg)
Việc nhà máy bị bỏ hoang khiến các hãng sản xuất tại Trung Quốc lao đao bởi họ vốn đã chật vật trong bối cảnh Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 3 thập kỷ. (Ảnh: f3nws)
Tại thành phố Tô Châu (tỉnh Giang Tô), thủ phủ dệt may của Trung Quốc đang trải qua cơn khốn khó chưa từng thấy với nhiều nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc khi đơn hàng suy giảm do tác động từ các đòn thuế của Mỹ. (Ảnh: SCMP)
60 máy dệt sản xuất vải cotton nằm im ỉm trong nhiều ngày trước khi công ty Suzhou Jinzhu quyết định cho công nhân nghỉ làm một tháng. (Ảnh: SCMP)
Tuy nhiên từ tháng 6, Công ty may mặc Suzhou Jinzhu ở Tô Châu, vẫn chưa nhận được bất cứ đơn hàng nào, nguyên nhân là do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung . (Ảnh: SCMP)
Tại nhà máy của công ty dệt Runze Textiles, gần với nhà máy của Suzhou Jinzhu, các cuộn vải chất đống cao ở bên ngoài do thiếu đơn hàng. (Ảnh: Madeinchina)
Trong khi đó, các nhà máy dọc vùng duyên hải phía Đông, các cơ sở chế biến cá ở miền Nam và các công ty xuất khẩu nước ép ở miền trung Trung Quốc đều đang trải qua thời kỳ làm ăn đầy khó khăn kể từ khi Mỹ nâng thuế với hàng hóa của nước này. (Ảnh: Malay Mail)
Việc giá trị xuất khẩu nước ép Trung Quốc giảm 93% trong nửa đầu năm 2019 đã khiến một công ty chuyên xuất khẩu tới thị trường Mỹ như Shaanxi Hengtong phải cầm cố cổ phiếu làm tài sản thế chấp hay thậm chí đem cầm cả máy móc và thiết bị để đổi lấy một số khoản vay. (Ảnh: Malay Mail)
Tại thị trấn Gaobu, Yue Yuan – nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, cung cấp các sản phẩm như Nike, Adidas, Reebok, Asics, New Balance và Puma – từng thuê hơn 100.000 công nhân nhưng giờ đây nhiều khu bị bỏ trống, nhiều cửa hiệu gần đó cũng lâm vào cảnh đìu hiu. (Ảnh: SCMP)