Cổ phiếu tăng phi mã từ 20.000 lên 100.000 đồng, lãnh đạo TCM cho biết đã “full” đơn hàng đến hết tháng 7

Tri Túc |

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCM đã tăng liên tục trong nửa năm qua. Từ mức 20.000 vào tháng 10, hiện cổ phiếu này đã chạm mức 100.000 đồng vào phiên cuối tuần.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Trần Như Tùng – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Dệt may Thành Công (TCM) - nhấn mạnh: "Việc nhiều nhà sản xuất phương Tây từ chối mua bông vải xuất xứ Tân Cương (Trung Quốc) tạo cơ hội cho những doanh nghiệp bán vải. Bởi, một khi những đơn vị không mua hàng được sẽ chuyển sang mua ở Việt Nam".

Trong đó, đơn vị hưởng lợi bao gồm TCM, khi mà sản phẩm vải đâu đó chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng doanh thu Công ty. Song song, nhằm nắm bắt cơ hội mới từ thị trường, TCM cho biết đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy Vĩnh Long mới.

Theo TCM, hiện nay trước dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các dòng sản phẩm như vest, sơ mi… chưa thể phục hồi mạnh. Ngược lại những dòng sản phẩm vải thun, cụ thể là hàng thể thao, đang tăng trưởng khá tốt.

Riêng TCM không chỉ tăng đơn tại những khách hàng cũ, mà còn đạt được hợp đồng với những khách hàng mới như Lacoste (dòng áo thun cá sấu), Tommy… Tính đến nay, TCM tiết lộ đã nhận "full" đơn hàng đến hết tháng 7 và đang bắt đầu nhận cho tháng 8/2021.

Ước tính cho quý 1, TCM tăng gấp đôi lợi nhuận lên 2,6 triệu USD, tương đương 61 tỷ đồng.

Cổ phiếu tăng phi mã từ 20.000 lên 100.000 đồng, lãnh đạo TCM cho biết đã “full” đơn hàng đến hết tháng 7 - Ảnh 1.

Dù vậy, trước FTAs, vẫn có thách thức là Việt Nam hiện lệ thuộc quá nhiều vào vải từ Trung Quốc, sở dĩ do nước ta thiếu hụt nguyên liệu, không có nhà máy sản xuất vải… nên phải đi mua vải.

Song, nếu động thái này tiếp tục thì các FTAs không có ý nghĩa gì hết, ông Tùng nói, do đó dù tạo ra áp lực ngắn hạn nhưng cũng là lợi ích dài hạn cho toàn ngành, khi các đơn vị buộc phải bớt phụ thuộc vải sợi từ Trung Quốc.

Dù vậy, ban lãnh đạo TCM hiện tự tin khi khá tự chủ nguồn nguyên liệu, trong đó chỉ khoảng 10% nhập ngoài. Đón đầu xu hướng mới, Công ty còn đang ghiên cứu trước dòng sản phẩm recycle.

Trở lại với câu chuyện ngành, trước bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các FTAs, ông Tùng cũng nhấn mạnh đây cũng là thời điểm doanh nghiệp dệt may không còn muốn là làm hay không muốn là không làm.

Để có thể hưởng lợi, thậm chí để có được đơn hàng, doanh nghiệp phải tự chủ dây chuyền sản xuất, đông thời phải phát triển bền vững nếu muốn bán được sản phẩm.

Hiện, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoạt động theo mô hình CMT, tức khách hàng đi tìm nguyên liệu rồi chuyển lại cho Việt Nam gia công.

Tuy nhiên, những năm gần đây và thời gian tới, xu hướng sản xuất dần chuyển sang OEM (tức nhà sản xuất tự lựa chọn nguyên liệu, khách hàng chỉ đặt hàng và nhà sản xuất thì phải tự tìm nguyên liệu…). Theo ước tính của đại diện TCM, 60% doanh nghiệp dệt may tương lai sẽ chuyển từ CMT sang OEM.

Cổ phiếu tăng phi mã từ 20.000 lên 100.000 đồng, lãnh đạo TCM cho biết đã “full” đơn hàng đến hết tháng 7 - Ảnh 2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại