Làm thế nào để định vị hạnh phúc trong hôn nhân? Thực ra rất đơn giản, một cặp vợ chồng yêu nhau có mức độ hạnh phúc là 100, một cặp vợ chồng tương đối yêu nhau có mức độ hạnh phúc là 80 và một cặp vợ chồng sống tạm bợ có mức độ hạnh phúc là 50. Còn với những người có mức độ hạnh phúc dưới 50, họ là những người không biết trân trọng cuộc hôn nhân của mình và người bạn đời đồng hành cùng họ. Đương nhiên, điều đang được nói tới là vô số những kẽ hở xuất hiện khi điểm hạnh phúc của một cặp đôi chỉ ở mức 50.
Chúng ta không thể đảm bảo chắc chắn rằng, những cặp đôi có điểm hạnh phúc 100 sẽ không xuất hiện kẽ hở hôn nhân, nhưng khi đạt được mức điểm đó, cả hai người đều có sự trân trọng hôn nhân và họ sẵn sàng hàn gắn, vun vén để nuôi dưỡng hạnh phúc.
Còn ở mức độ hạnh phúc dưới 50, ví dụ rõ ràng nhất là việc phản bội hôn nhân, ngoại tình. Người ta thường nói, sự bao dung có thể chữa lành tất cả, nhưng chưa chắc có thể hàn gắn được sự rạn nứt hôn nhân khi người kia ngoại tình. Suy cho cùng, không ai có thể dễ dàng tha thứ cho người đã làm mình thất vọng.
Nam lấy vợ được gần 10 năm, các con đều đã lớn. Tuy nhiên, Nam chẳng mấy hài lòng về cuộc sống của mình. Anh có sự nghiệp và sở hữu nhan sắc không phải dạng vừa, và điều này khiến anh nghĩ không nên chỉ dành cả cuộc đời cho một người phụ nữ.
Sự bất mãn trong tiềm thức trở nên tích cực hơn bao giờ hết trong thời kỳ vợ chồng anh "nguội lạnh", khiến anh nảy sinh tâm lý "ăn trái cấm". Anh muốn tìm kiếm một mối quan hệ mới mẻ ngoài hôn nhân và muốn thoả mãn nhu cầu tâm lý của bản thân.
Đương nhiên với những gì sở hữu, anh dễ dàng chiếm được trái tim của nhiều người đẹp. Và đương nhiên, anh hài lòng hơn với sự lựa chọn này. Tuy nhiên, anh cũng không còn xa việc ly hôn.
Vợ Nam cũng chẳng phải người ngu ngốc, cô nhận thấy điều lạ khi chồng nói dối về việc đi công tác hoặc làm thêm giờ. Tuy nhiên, cô im lặng không nói gì, thứ nhất vì sợ ảnh hưởng đến con cái, thứ hai vì không muốn bị nói ngược khi không nắm được bằng chứng.
Nhưng chẳng có gì là mãi mãi, dù thận trọng đến mấy, Nam cũng đã bị vợ bắt quả tang. Cô ra lệnh cho chồng rời khỏi nhà. Mặc dù Nam không muốn nhưng anh cũng không muốn ảnh hưởng đến danh tiếng của mình. Anh quyết định đến với tình yêu mới của mình, nhưng khi người phụ nữ đó nghe tin anh mất nhà, cô đã bỏ đi ngay sau khi chế nhạo anh.
Đây chỉ là một trong rất nhiều những câu chuyện trong hôn nhân. Nhiều người thấy rõ ràng, Nam chẳng thiếu gì, nhưng vẫn luôn cảm thấy mình chưa đủ. Rốt cuộc, anh cũng đánh mất cuộc hôn nhân tốt đẹp của mình trong 10 năm, mất đi sự tôn trọng của vợ và các con, và thậm chí ảnh hưởng đến cả ánh nhìn của bạn bè lẫn người thân.
Giống như câu chuyện của người đàn ông trên, có vô số lý do và tình huống khiến người ta bào chữa cho hành động ngoại tình của mình. Nhưng dù lý do là gì đi chăng nữa thì đều phải gánh chịu hậu quả, và trước khi muốn "ăn trái cấm" ngoài hôn nhân, hãy nghĩ kĩ đến 3 thảm hoạ sau đây, xem thực sự có đáng để đánh mất cuộc hôn nhân của mình hay không.
Có một số "tình yêu" thực sự không thể chạm tới được. Một khi đã chạm vào sẽ xảy ra những "thảm hoạ" sau đây.
Mối quan hệ vợ chồng tan vỡ
Hôn nhân tốt đẹp khiến tình yêu trưởng thành. Tình yêu càng trưởng thành càng có trọng lượng. Hãy suy nghĩ mà xem, một cuộc hôn nhân có tình yêu trưởng thành bảo chứng, dù đàn ông hay phụ nữ, hẳn là cuộc đời này chẳng có gì hối tiếc. Dù ốm đau bệnh tật hay lúc khó khăn cơ hàn, đều có tình yêu và sự nâng đỡ của nửa kia kề bên.
Nhưng, vì một phút "ăn trái cấm", sự bảo đảm ấy không còn. Dù bù đắp hay trốn tránh, những mối quan hệ ngoài hôn nhân đều gây ra những hệ lụy tổn thương tinh thần, tình cảm vợ chồng tan vỡ.
Và khi sự tin tưởng và viên mãn chẳng còn, hạnh phúc khi ấy lại lùi về điểm số 50. Với con số tạm bợ này, cuộc hôn nhân sống giữa sự im lặng và lạnh lùng, tội lỗi và đau đớn. Điều duy nhất có thể còn là vẫn còn một ngôi nhà để trở về. Tuy nhiên, không phải sự ngoại tình nào cũng được tha thứ. Rất nhiều người lựa chọn rời đi, buông bỏ cuộc hôn nhân mất nhiều thời gian và công sức mà mình đã gây dựng chỉ vì nó không xứng nữa.
Công việc bị cản trở
Hầu hết mọi người đều nói công việc là công việc, cuộc sống riêng tư là cuộc sống riêng tư, hai vấn đề này tách biệt và ít liên quan đến nhau, thực tế có phải như vậy không?
Cũng giống như việc một số ý kiến cho rằng, ngoại tình là việc cá nhân, không liên quan gì đến năng lực làm việc. Nhưng trên thực tế, việc ngoại tình có thể ảnh hưởng nhiều đến danh dự của một người ở nơi làm việc, thậm chí có thể đánh mất sự nghiệp cả đời.
Cách chúng ta làm một việc đại diện cho rất nhiều thứ, trong đó có cả nhân phẩm. Cho nên, nhân phẩm trong công việc và cuộc sống đôi khi đều cùng từ một suy nghĩ mà ra. Bởi vậy, sự nghiêm túc và chính chuyên trong một mối quan hệ sẽ cho thấy nhân cách của một người rất nhiều.
Nếu so sánh một người chung thủy và nghiêm túc trong công việc lẫn hôn nhân với một người không đứng đắn, thường xuyên ngoại tình khi làm việc, về lâu dài, ai sẽ là người nhận được nhiều tin tưởng hơn? Bởi vậy mới nói, dù chỉ là một người bình thường, khi mắc sai lầm, đều sẽ phải trả giá.
Bạn bè và người thân xa lánh
Hoàng đế thời xưa thích nói rằng mình là kẻ cô độc vì không ai dám làm bạn hay nói sự thật với ông, đây là cái giá để đạt được quyền lực tối cao ngày xưa. Bây giờ thì khác, kẻ cô độc không còn đồng nghĩa với hoàng đế nữa mà là cái mác dành cho những kẻ vi phạm các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Trong quá trình giao tiếp giữa các cá nhân, trong lòng mỗi người đều có một thước đo. Thước đo này không phải thước đo tình bạn mà là thước đo thiện ác của lòng người. Khi kết thân với những người tốt, bạn sẽ vươn cây thước của mình ra xa nhất có thể và cố gắng hết sức để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Nếu bạn có một mối quan hệ không đứng đắn mà bị người thân, bạn bè phát hiện ra. Khi ấy, trong lòng người thân, bạn bè của bạn sẽ quy người mắc lỗi là "kẻ phản diện" và sẽ không muốn có mối quan hệ thân thiết với người đó.
Cuộc sống cô độc rất buồn, bạn chỉ có thể tự mình trải qua nỗi đau và hạnh phúc. Khi bạn gặp phải những điều thất vọng hay chán nản, không ai có thể nói với bạn bất cứ điều gì và không ai sẵn lòng lắng nghe.
Nguồn gốc của cảm xúc là kết quả của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Khi bạn áp dụng cách kết bạn đúng đắn với mọi người, niềm vui và hạnh phúc sẽ tự phát sinh. Ngược lại, khi bạn gặp phải những "cảm xúc" mà lẽ ra bạn không nên có, bạn sẽ trở thành kẻ phản bội Trong hôn nhân, việc kết bạn sai cách sẽ gây ra những nỗi đau phức tạp vô cùng.
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là mưu cầu hạnh phúc. Đừng bao giờ chọn sai hướng hoặc vi phạm điểm mấu chốt đạo đức của bạn chỉ vì lợi ích tạm thời. Nếu không, khi mức độ hạnh phúc chạm tới con số 0, bạn sẽ hối hận và không thể quay đầu lại.