Yến tiệc đã dọn không ăn được
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bữa ăn đa dạng, mỗi bữa đều có ý nghĩa và mục đích riêng.
Người xưa có câu "Yến tiệc đã dọn không ăn được", có nghĩa khi khách đến nhà, nếu thấy gia chủ đã dọn cơm rồi, bữa này không tiếp tục ăn được nữa, nếu không sẽ bị coi thường.
Người xưa có nghi thức mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước có nghĩa là thiếu tôn trọng đối phương. Cho dù khách đến muộn, tại sao không đợi được?
Sự thiếu tôn trọng nghiêm trọng này chỉ có thể cho thấy người được mời là một người cũng tầm thường.
Khi khách đến nhà, nếu thấy gia chủ đã dọn cơm rồi, bữa này không tiếp tục ăn được nữa - Ảnh: pinterest
Ngoài ra, khi bạn đến muộn, tất cả mọi người đã yên vị mà bạn đến sau thì đó cũng là hành vi thất lễ. Lúc này, người đến sau phải biết ý mau chóng rời đi để tránh bị mọi người bàn tán.
Vì vậy khi gặp yến tiệc đã dọn không nên ăn, nếu có người ăn tiệc rất nhiệt tình sau khi bữa đã dọn, người này sẽ có thể bị những người trong bàn coi thường. Đương nhiên, giữa những người bạn thân hay những người thân thiết thì quy tắc này đương nhiên không tính.
Sâu xa hơn, "không ăn yến tiệc đã dọn" còn có hàm ý không có công lao bất hưởng lộc, chẳng có gì trên đời này là tự nhiên mà có, bỗng dưng mà thành. Nếu như một bữa tiệc dọn sẵn mời bạn tham dự, bạn cũng đừng vội vàng mà nhận lời bởi đằng sau đó ẩn chứa hàm ý, hoặc mục đích gì khi chưa rõ bạn chẳng nên ăn, dễ dẫn tới tình trạng "há miệng mắc quai", khi ăn xong rồi biết đâu người ta lại nhờ cạy bạn những việc mà bạn không muốn làm.
"Rượu đã rời bàn" không được đụng?
Câu này có hàm ý rằng: Bữa tiệc đã hết có khách mới đến bất ngờ, chủ nhà mang rượu cũ ra mời thì phải từ chối. Nếu không, chúng ta cũng sẽ bị coi thường.
Vì trong trường hợp này, việc sử dụng rượu cũ đồng nghĩa với việc không tôn trọng khách trong bàn và sẽ khiến những người có mặt thêm khó chịu.
Lúc này, trên bàn đã đầy đồ ăn thừa, nếu ngồi cố thì không hay. Bên cạnh đó, việc ngồi lại cũng khiến gia chủ phải chuẩn bị thêm món mới, gián tiếp thêm phiền phức cho chủ nhà. Điều này không chỉ tốn thời gian và rất phiền toái.
Ngoài ra, câu nói này cũng ám chỉ rằng khi mọi người đã đứng lên hết trên bàn tiệc, bạn cũng đừng cố ngồi vào, đừng biến mình trở thành tâm điểm của sự chú ý vì sự vô duyên, thất lễ trong cuộc sống. Mà hãy từ chối khéo léo để tỏ rõ được khí chất, cũng như lòng tự trọng của mình.
Văn hóa trên bàn ăn
Khi ăn, tính cách của một người có thể được nhìn thấy ở nhiều chi tiết nhỏ. Văn hóa ứng xử trên bàn ăn phản ánh sự tu dưỡng đạo đức của một người và cho mọi người thấy tính cách của họ.
Một người ngồi ăn với đũa bát lộn xộn, thiếu trật tự thể hiện tính cẩu thả, không có quy tắc làm việc và không có yêu cầu đối với bản thân. Trong khi đó, những người giữ bàn ăn của mình sạch sẽ rất chú trọng đến hình ảnh bản thân. Người như vậy chú trọng giá trị cá nhân, lời nói và việc làm đều nhìn trước, ngó sau cẩn trọng. Người ăn chậm, vừa ăn vừa từ tốn trò chuyện khác với người chỉ tập trung ăn ngấu nghiến.
Văn hoá trên bàn ăn thể hiện tính cách và tương lai của một con người - Ảnh: Getty
Cách ăn phản ánh tính cách của con người. Theo Juliet Boghossian, một chuyên gia về hành vi tại Los Angeles (Mỹ) chỉ ra, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra suy luận về tính cách của một ai đó dựa trên thói quen ăn uống của họ. Ví dụ, những người ăn chậm thường là những người thích tự chủ và biết quý trọng cuộc sống. Họ cũng có xu hướng tự tin và quyết đoán. Trong khi đó, những người ăn nhanh có xu hướng tham vọng, có mục tiêu và cởi mở với những trải nghiệm mới, nhưng họ cũng có thể là người thiếu kiên nhẫn.
Ngoài ra, thái độ trên bàn ăn cũng phản ánh việc một người có được giáo dục tử tế hay không. Những người được dạy dỗ chi tiết, tỉ mỉ sẽ thận trọng trong từng hành động nhỏ nhặt, ví dụ biết mời cơm, không bốc, không dùng đũa riêng khua khoắng vào bát chung, không gẩy thức ăn trong đĩa chung một cách bừa bãi, không gây tiếng động ồn ào trên mâm cơm.
Người biết ứng xử sẽ kính trên, nhường dưới, biết gắp miếng ăn mời người lớn hơn tuổi, biết chăm chút cho trẻ nhỏ những miếng dễ ăn...