Không hoàn toàn nguyên chất
Thông thường sau khi được ép từ trái cây, nước trái cây sẽ được lưu trữ trong các thùng lớn chứa ôxy trong vòng một năm trước khi nó được đóng gói. Vấn đề là phương pháp này loại bỏ hầu hết hương vị.
Nhà sản xuất do đó cần phải thêm cái gọi là “gói hương vị” vào nước trái cây để bù lại hương vị đã mất trong quá trình chế biến. Vì thế, ngay cả khi bạn mua các loại nước ép chất lượng cao nhất tại siêu thị, chúng vẫn rất khác xa trạng thái ban đầu.
Nước ép đóng chai không còn nguyên chất như ban đầu. Ảnh: Internet
Có nhiều đường
Dù chỉ uống một chút nước ép trái cây, bạn cũng sẽ nhận được ít nhất một thìa đường trong đó, mà về lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe. Khi nạp rất nhiều đường vào cơ thể, bạn sẽ trải nghiệm sự bùng nổ năng lượng bất ngờ và chúng sẽ giảm ngay lập tức sau đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thậm chí hôn mê.
Được hấp thụ quá nhanh
Một chế độ dinh dưỡng và nghiên cứu về bệnh béo phì được thực hiện bởi Hội đồng Nghiên cứu y khoa Anh tiết lộ, không có bất cứ chất dinh dưỡng nào tồn tại trong thứ nước mà vẫn được coi là “bổ dưỡng” này.
Các nhà nghiên cứu chính giải thích rằng các loại nước ép trái cây được cơ thể hấp thụ quá sớm. Theo thời gian, nó đến được dạ dày và cơ thể phân biệt được liệu chất lỏng đó là nước ngọt hay nước hoa quả.
Phá vỡ mục tiêu giảm cân
Trong nước ép trái cây đóng chai có chứa đường fructose. Gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa lượng lớn loại đường này. Khi gan phải nhận quá nhiều đường, gan sẽ bị quá tải. Lượng đường này sẽ chuyển hóa thành mỡ, tích tụ trong gan, dẫn đến bệnh kháng insulin.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng đường trong nước ép trái cây dư thừa cũng làm tăng triglycerid, cholesterol xấu và gây tích tụ mỡ bụng trong ít nhất 10 tuần. Việc tiêu thụ nhiều hơn hai chai nước ép mỗi ngày tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh gút ở phụ nữ.
Nước ép đóng chai có thể gây tích tụ mỡ bụng. Ảnh: Internet
Bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu của Trường ĐH Harvard, các chuyên gia cho biết việc tiêu thụ các loại nước uống có chứa hàm lượng đường cao mỗi ngày sẽ đẩy mạnh nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với đàn ông. Các loại nước ép trái cây đóng chai vì thế đều được xếp vào danh sách các loại thức uống chứa nhiều đường.
Do đó, nếu bạn muốn giữ cho tim mình khỏe mạnh, bảo đảm hàm lượng insulin trong cơ thể hoặc giữ cân nặng ở mức vừa phải, tốt nhất bạn cần phải hạn chế hoặc cắt hẳn các loại nước ép trái cây ra khỏi chế độ ăn uống.
Bệnh răng miệng
Nước ép trái cây đóng chai là một trong các yếu tố dẫn đến các vấn đề về răng miệng. Acid có trong nước ép trái cây có thể bào mòn lớp men răng, dẫn đến chứng sâu răng. Do đó không hẳn nước ép đóng chai là vô hại cho răng như bạn nghĩ.
Có nên bỏ hoàn toàn nước ép trái cây?
Lượng nước trái cây bạn uống có ảnh hưởng tốt trên cơ thể hay không phụ thuộc vào cách mà bạn tiêu thụ nó.
Nó được tạo ra sau khi đã ép bỏ hết chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác chỉ còn là một ly đường đậm đặc, hoàn toàn thiếu các chất dinh dưỡng hỗ trợ bạn trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Vì vậy, bạn nên ăn trái cây nguyên quả hơn là uống nước ép.
Nên ăn hoa quả tươi thay vì nước ép đóng chai. Ảnh: Internet
Ngoài ra, bạn thường sẽ cảm thấy an tâm hơn với những loại nước ép trái cây được đóng gói với “hàm lượng chất béo thấp” được in trên bề mặt chai. Dù vậy, bạn cũng cần nhìn và kiểm tra thành phần của nước trái cây ở phía sau của chai và bạn sẽ thấy chúng không phù hợp để uống.