Sau đây các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn ăn lẩu đúng cách giúp bạn vừa không bỏ lỡ món ăn bổ dưỡng vừa không gây hại tới sức khỏe.
Không ít người sành ăn lẩu đúc kết ra "trình tự ăn để tránh chất béo" khi ăn lẩu như sau: Ăn rau, đậu trước sau đó mới hấp thụ các loại thịt. Nhưng ở các quán lẩu lại luôn hướng dẫn thực khách nên ăn thịt trước.
Vậy ăn lẩu có nhất thiết phải theo trình tự không? Trình tự ăn khác nhau có thật sự ảnh hưởng đến lượng hấp thụ chất béo?
Phó giáo sư Phạm Trí Hồng – Phó khoa dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Đại học nông nghiệp Trung Quốc cho biết: Thực ra, nếu ăn theo tuần tự này sẽ có thể giúp giảm hấp thụ chất béo ở mức độ nhất định.
Khi ăn lẩu nếu cho rau vào trước, lúc này mỡ trong lẩu chưa nhiều, mỡ mà rau hút vào cũng sẽ ít, đậu cũng không hút mỡ nên có thể ăn trước. Nếu như nạp thịt trước rồi mới ăn rau sẽ dẫn đến tình huống ngược lại, rau sẽ hút mỡ của thịt ở trong nồi và sẽ đi vào cơ thể.
Ngoài ra khi bắt đầu ăn mọi người còn đang đói, tốc độ ăn sẽ nhanh nên khó kiểm soát được lượng hấp thụ chất béo và protein. Như vậy có thể nói nếu ăn rau trước lượng mỡ hấp thụ vào sẽ ít hơn so với ăn thịt trước.
Ăn rau, ăn đậu trước rùi mới ăn thịt
Rau và đậu không chứa chất béo còn thịt dùng trong lẩu thường có cả thịt nạc và thịt mỡ nên hàm lượng chất béo trong thịt khá cao. Nếu hấp thụ rau và đậu trước trong dạ dày sẽ được lấp đầy một khoảng không gian nhất định, tăng cảm giác no bụng. Lúc này bạn sẽ ăn ít thịt hơn tự nhiên sẽ giảm hấp thụ chất béo.
Vì vậy nói "trình tự ăn tránh chất béo" khi ăn lẩu cũng có lý của nó. Khi bắt đầu nếu ăn thịt trước sẽ hấp thụ khá nhiều chất béo.
Chuyên gia dinh dưỡng Hiệp hội ẩm thực Trung Quốc đưa ra lời khuyên: Muốn kiểm soát việc hấp thụ chất béo mọi người nên khống chế lượng đồ ăn, không nên gọi quá nhiều món. Ngoài ra còn phải duy trì tỉ lệ hấp thụ nhiều rau trong bữa ăn. Thông thường tỉ lệ thịt rau nên ở mức 1:7.
Không ít các quán lẩu hướng dẫn mọi người nên uống canh trước khi ăn lẩu. Cách ăn này có nên áp dụng không?
Uống canh trước có thể giúp láng trơn dạ dày, kích thích dịch tiêu hóa tiết ra, khiến người ăn có cảm giác dễ chịu. Có một số món lẩu có nước dùng bổ dưỡng nên có thể áp dụng cách này được.
Có điều mọi người cần lưu ý, nước lẩu trước khi ăn khá tốt đối với sức khỏe nhưng sau khi đã cho thịt và rau vào nấu thì không nên uống. Vì trong nước lẩu này có chứa rất nhiều Purine. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất này sẽ dễ gây ra đột quỵ.
Ngoài ra, khi ăn lẩu không ít món ăn đều còn khá nóng. Đồ ăn vừa lấy từ trong nồi ra nên để nguội bớt rồi mới ăn. Vì đồ ăn phải qua khoang miệng và thực quản mới đến dạ dày. Nhiệt độ khoang miệng có thể chấp nhận được cao nhất là 650C. Nhiệt độ niêm mạc thực quản chịu được cao nhất là 450C.
Những đồ ăn vừa vớt ra từ trong nồi nếu ăn ngay sẽ làm tổn thương khoang miệng và niêm mạc thực quản. Khi niêm mạc thực quản bị tổn thương sẽ rất khó hồi phục trở lại.
*Theo QQ
Xem thêm: