Có nên mua xe ô tô đã bị "bổ máy"?

Phạm Duy (Tổng hợp) / VTC News |

Xe ô tô đã bị “bổ máy” nghĩa là xe có động cơ đã bị tháo ra sửa chữa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Quá trình này thường bao gồm việc tháo rời và kiểm tra các bộ phận bên trong động cơ như piston, xi-lanh, van, trục cam, bơm dầu và bơm nước, hệ thống phun nhiên liệu, hệ thống điện...

Việc bổ máy ô tô hoặc làm lại máy nhằm khôi phục hiệu suất ban đầu, tăng cường độ bền và đảm bảo động cơ hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, nếu để bán, một chiếc xe với động cơ đã bị “bổ máy” sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị, cũng như độ tin cậy. Nhiều người kiên quyết không nên mua xe đã bị bổ máy, bởi những chiếc xe này hay hỏng vặt, gây mất thời gian, tiền bạc, công sức và độ an toàn.

Có nên mua xe ô tô đã bị

Nhiều người khuyên không nên mua xe đã bị bổ máy. (Ảnh minh họa).

Phân tích về những chiếc xe đã bổ máy, kỹ sư Trần Văn Chung, Giám đốc gara Trần Chung (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, việc “bổ máy” của một chiếc ô tô ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của nó sau này. Chưa kể đến việc lắp ráp lại tại đại lý cũng không thể chuẩn xác được như tại nhà máy.

Ngoài ra, thông thường các nhân viên tại các đại lý không giỏi về động cơ, chỉ có những kỹ sư chế tạo máy mới “bắt được bệnh” và có thể “khám, chữa” cho nó được. Hơn nữa, “bổ máy” ra chưa chắc chắn là đã trị được bệnh đó.

“Chủ xe phải biết chiếc xe của mình bị hư hỏng như thế nào, ở tiếng động, tiếng ồn, hao xăng hay bị rung… để báo lại với đơn vị là đại lý hoặc hãng xe để đưa ra phương án xử lý tốt nhất”, anh Chung đưa ra lời khuyên.

Việc kiểm tra xe đã bị bổ máy hay chưa với người mua là điều rất quan trọng. Trước tiên người mua cần kiểm tra các loại ốc, kiểm tra trạng thái của các loại ốc trên xe như ốc chân máy, ốc mặt máy, ốc capo, ốc khung sườn. Các ốc này phải còn nguyên sơn, không có dấu hiệu bong tróc và không có dấu hiệu xiết vặn.

Nếu các ốc có sự thay đổi về màu sắc hoặc có dấu hiệu đã được mở và siết lại thì chắc chắn đã có dấu hiệu bị tháo máy.

Sau đó, cần tiến hành đề nổ và nghe tiếng máy. Tiếng nổ phải là giòn, đều, không có tiếng lạ và không có rung lắc bất thường. Quan sát các chỉ báo trên taplo như màn hình, đèn, điều hòa, đồng hồ taplo, đèn báo lỗi để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.

Cuối cùng là chạy thử xe. Lái thử xe để kiểm tra hiệu suất hoạt động và cảm nhận “nhịp đập” của xe. Kiểm tra độ khỏe của động cơ khi đạp ga, tính nhạy và an toàn của hệ thống phanh và côn số. Quan sát khói xe và kiểm tra độ nóng của động cơ sau khi chạy thử.

Việc kiểm tra nhận biết xe đã bị bổ máy hay chưa là rất quan trọng, đặc biệt nếu xe đã bổ máy nhưng giá cả phải, chăng có chế độ bảo hành phù hợp, chạy tốt thì cũng nên cân nhắc.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề trước khi quyết định xuống tiền. Về mặt lợi, những chiếc xe bị bổ máy dù là xe mới cũng sẽ bị giảm ít nhất khoảng 30%, do đó người mua sẽ tiết kiệm đã khá nhiều kinh phí.

Khi bổ máy, xe cũ sẽ cho hiệu suất tốt hơn nếu được thực hiện ở trung tâm và được thay thế linh kiện uy tín. Nhưng ngược lại nếu sử dụng sai loại linh kiện sẽ gây tổn hại cho xe.

Về hạn chế, xe bổ máy thường giảm giá trị nhanh chóng theo thời gian. Ngoài ra, xe bổ máy không chính hãng cũng sẽ bị mất bảo hành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại