Theo phương thức quy đổi của nền tảng TikTok, giá trị 10 "sóng âm" là 1 tệ (tương đương 3,6 nghìn đồng), 1 hot TikToker có tên tài khoản "Shengzai" đã nhận được 12 triệu tệ (tương đương 43 tỷ đồng) chỉ trong 2 tiếng rưỡi. Trong đó, số "quà tặng ảo" đồ sộ trên đến từ hơn 55 nghìn người xem.
Cho dù là livestream cá nhân hay có ký hợp đồng với đại lý, thì vẫn cần chia hoa hồng phần thưởng mà TikToker nhận được cho nền tảng theo các tỷ lệ khác nhau, dao động từ 45-70%.
Kiếm bộn tiền nhờ livestream
Ảnh minh họa
Được biết, hình thức "đổi xu, tặng quà" như vậy đang trở thành trào lưu trong những năm gần đây. Đã từng có thời điểm, những TikToker "1 bước lên mây" nhờ các fan ưu ái nạp tiền thưởng hậu hĩnh. Những nguồn thu nhập đó thực chất là 1 công cụ để cá nhân livestream đạt được thành tích chung với các đơn vị liên kết.
Chủ kênh có thể thu hút người hâm mộ đến xem livestream thông qua các câu chuyện hài hước hoặc khoe giọng hát tuyệt vời. Lượng truy cập và tìm kiếm cao thì nền tảng TikTok sẽ ký hợp đồng với những người đó để hỗ trợ họ.
Mua xu, quà tặng và đổi kim cương
Miêu Miêu là 1 bà mẹ bỉm sữa ngoài 30 tuổi Trong 1 buổi phát live do công ty tổ chức, cô đã chịu trách nhiệm làm "cò" và tặng thưởng cho người dẫn chương trình để tăng độ tương tác của buổi phát sóng trực tiếp đó.
Sau lần trải nghiệm đầu tiên ấy, Miêu Miêu cảm thấy công việc này khá thú vị. Thế là từ giả thành thật, cô bắt đầu quan tâm đến việc xem các buổi live của người khác và tặng quà ảo cho họ. Mặc dù Miêu Miêu không phải là 1 người "cuồng" tặng quà, nhưng thi thoảng vẫn mất lý trí để đua lên top 1 trong danh sách "những fan trung thành" của buổi livestream.
"Vào thời điểm đó, tôi tặng quà mù quáng. Dù không trả thưởng quá lớn, nhưng 1 buổi cũng vài trăm tệ (dao động trên dưới 1 triệu đồng)." - Miêu Miêu chia sẻ.
Ảnh minh họa
So với nhóm tặng thưởng có "lý trí" như Miêu Miêu, thì Jack lại "điên rồ" hơn rất nhiều. Mức độ "hot" của anh chàng được các "chủ xị" quan tâm tới mức chỉ cần anh có mặt trong buổi phát sóng trực tiếp, họ sẽ chủ động chào hỏi Jack.
"Hát hay, nói chuyện hóm hỉnh, đẹp trai sẽ được thưởng." - Đây là tôn chỉ để được Jack tặng thưởng. Mỗi lần khiến anh "hài lòng", chủ livestream sẽ được nhận ít nhất 200 tệ (tương đương 710 nghìn đồng).
"Khi tặng thưởng, tôi không ý thức được rằng mình đang tiêu tiền. Nhưng khi các 'đồng xu ảo' báo về tài khoản thì tôi mới nhớ ra mình đang tiêu tiền thật."
Đôi khi, ngôi vị top 1 trong danh sách chỉ để thỏa mãn sự phù phiếm của người tặng thưởng. Họ muốn những người trong "Thế giới TikTok" (ám chỉ tất cả những người xem chương trình truyền hình trực tiếp của TikTok) chú ý và tán dương họ.
Âm mưu đằng sau mỗi cuộc vui
Ảnh minh họa
Làm thế nào để khiến người xem sẵn sàng móc hầu bao trong mỗi buổi livestream là điều mà các nhà đầu tư của nền tảng xã hội ấy quan tâm. Trong đó, các hoạt động PK sôi nổi giữa những người tặng thưởng là 1 trong những cách thức kích cầu tâm lý hiệu quả.
Trên thực tế, tặng thưởng ngoài việc tăng thu nhập cho chủ live, còn góp phần tăng giá trị "thương hiệu" cho chính bản thân người bỏ ra số tiền lớn để tặng quà.
"Giá trị thưởng càng lớn thì những người khác sẽ càng tò mò và theo dõi họ. So với việc tích lũy người hâm mộ theo từng buổi livestream cá nhân, phương pháp này phổ biến hơn. Vì vậy, việc tăng người hâm mộ thông qua tặng thưởng đã dần phát triển thành 1 mô hình có thể nhân rộng được truyền lại trong ngành." - Jessica, 1 chủ livestream lâu năm cho biết.
Ảnh minh họa
TikTok thắt chặt độ tuổi tham gia phát video trực tuyến và gửi quà tặng ảo
Tặng quà ảo đang dần trở thành 1 trào lưu, và đằng sau nó là hàng loạt câu hỏi đáng suy ngẫm được đặt ra. Các vấn đề khác nhau nảy sinh từ hành động kể trên đã làm dấy lên sự chú ý của cơ quan giám sát. Trong đó, việc trẻ em chi ra 1 khoản tiền quà tặng lớn trên TikTok đã tạo ra làn sóng chỉ trích gay gắt. Nhằm đảm bảo an toàn, công ty chủ quản của nền tảng này đã quyết định tăng giới hạn độ tuổi của những người phát video trực tiếp và gửi quà tặng ảo.
Cụ thể, độ tuổi tối thiểu trước đây để mua hàng trong ứng dụng là 13 tuổi. Bên cạnh đó, người dùng phải từ 16 tuổi trở lên mới được tổ chức 1 buổi livestream để nhận quà tặng. Chính sách mới của TikTok có sự tham vấn của NSPCC (Hiệp hội quốc gia ngăn ngừa nạn ngược đãi thiếu nhi) và Internet Matters - 1 tổ chức bảo vệ trẻ em trên mạng.
Nền tảng TikTok hiện đang phát triển chính sách và đội ngũ bán hàng của mình trong bối cảnh mở rộng mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên với sự phê phán nghiêm trọng vừa qua, TikTok cần phải suy xét lại chiến thuật kinh doanh và đặc biệt thận trọng với đối tượng là người dùng trẻ em.