Hôm 18/12 vừa qua, khi các thành viên của Hạ viện Mỹ bỏ phiếu luận tội Tổng thống Trump, họ đã thực hiện nó theo hướng công nghệ cao nhưng mang dáng dấp và phong cách siêu cổ điển.
Cụ thể, đó là các hộp bỏ phiếu điện tử được cài đặt trong khắp căn phòng. Được sử dụng bắt đầu từ 8/2018, những cỗ máy này cho phép cử tri bỏ thẻ ID đặc biệt vào để xác nhận danh tính, sau đó lựa chọn bỏ phiếu bằng cách nút bấm Yea (Yes), Nay (No) hoặc Pres (phiếu trắng).
Quốc hội Mỹ lần đầu tiên sử dụng các hộp bỏ phiếu điện tử từ năm 1973. Vào giữa những năm 1980, các hộp bỏ phiếu trở nên sặc sỡ hơn khi các nhà thiết kế thay đổi các màu nút, từ toàn bộ trắng sang xanh lá cây, đỏ, vàng và xanh dương.
Phiên bản 2019 có thêm màn hình LCD, bảng chữ cho người khiếm thị.
Trong suốt nhiều năm sau, các điều chỉnh tiếp theo đã được thực hiện. Năm 2018 đã chứng kiến một sự cập nhật lớn về công nghệ, khi bổ sung các bảng nút có chữ nổi (dành cho cử tri khiếm thị) và màn hình LCD được thêm vào để hiển thị tên thành viên của quốc hội khi họ lắp thẻ ID. Bảng điện tử cũng hiển thị việc Thẻ không hợp lệ, trong trường hợp cử tri sử dụng nhầm... thẻ thư viện, thẻ tín dụng hoặc thẻ bỏ phiếu cũ.
Tuy nhiên, khá ngạc nhiên khi sau bao nhiêu năm, vẻ ngoài của những chiếc hộp điện tử này vẫn mang dáng dấp cổ điển như thời kỳ đầu. Một số người châm biếm rằng lớp vỏ gỗ và kiểu nút bấm của nó giống như kiểu chúng thuộc về phòng khách trong nhà bà ngoại của bạn, hơn là Hạ viện của một quốc gia hàng đầu thế giới.
Trên thực tế, nếu Chủ tịch Hạ viện cho phép, các thành viên của quốc hội không cần bỏ phiếu bằng chiếc hộp điện tử này. Trong trường hợp đó, họ có thể đi xuống khu vực trung tâm căn phòng, trao các thẻ được mã hóa màu cho một nhân viên, người sẽ ghi phiếu bầu bằng tay. Điều này cũng xảy ra nếu một thành viên đã quên mang ID theo khi đi họp.
Máy bỏ phiếu đời đầu, sử dụng lần đầu năm 1973.
Mặc dù khá an toàn, tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại rằng hệ thống bỏ phiếu điện tử này có thể bị tấn công, xâm nhập và thay đổi kết quả từ các thế lực thù địch. Một báo cáo cho thấy Trung Quốc đang sản xuất nhiều bộ phận, linh kiện cho các hệ thống bỏ phiếu của Mỹ. Mặc dù các chuỗi cung ứng khá an toàn, nhưng câu chuyện của Huawei mới đây là hồi chuông cảnh báo cho mọi người rằng tình báo gián điệp cũng có thể được lồng ghép trong các hoạt động sản xuất công nghệ.