Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng sao chổi vụt qua Trái Đất

Hoàng Dung (Lược dịch) |

Chỉ cần một chiếc ống nhòm bạn có thể trông thấy sao chổi 21P/Giacobini-Zinner sắp tiến gần hành tinh chúng ta trong ngày 10 và 11/9.

Theo tờ Cnet, Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo 6,6 năm và năm nay là thời điểm sao chổi này tiến gần Trái Đất nhất trong 72 năm trở lại đây. Tại thời điểm gần nhất, sao chổi 21P/Giacobini-Zinner cách Trái Đất khoảng 58,6 triệu km.

Theo các chuyên gia, từ tối ngày 4/9, người yêu thiên văn đã có thể chiêm ngưỡng sao chổi trên bầu trời tối chỉ bằng một cặp ống nhòm gần chòm sao Auriga. Nhưng đến ngày 10 và 11/9, thời điểm sao chổi gần Trái Đất nhất, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng được sự sáng tỏ của sao chổi 21P/Giacobini-Zinner.

Eddie Irizarry, nhà thiên văn học, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA chia sẻ rằng sức nóng của Mặt Trời khiến hạt nhân có đường kính rộng khoảng 2km của sao chổi 21P/Giacobini-Zinner phát triển thành bầu không khí phát sáng rộng gấp đôi sao Mộc.

Sao chổi 21P/Giacobini-Zinner chính là nguyên nhân gây ra mưa sao băng Draconids diễn ra vào khoảng tháng 10 hàng năm.

Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng.

Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như "một quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại