Đối với nhiều người, những sự kiện càng bí ẩn, khó hiểu và vượt ngoài tầm hiểu biết thì càng có sức hút kỳ lạ.
Riêng bí ẩn "Xuyên không" hay "Du hành thời gian", không chỉ dư luận mà đến các nhà khoa học cũng phải công nhận nó khó hiểu và mải miết đi tìm lời giải mã cho hiện tượng này.
Trong vật lý học, Thuyết Tương đối tổng quát của Albert Einstein đã từng dự đoán có lỗ giun tồn tại. Theo đó, lỗ giun (hay lỗ sâu (wormhole) hoặc hay Cầu Einstein-Rosen) là một đường đi không-thời gian giả định, tạo nên lối đi tắt xuyên từ vũ trụ này đến vũ trụ khác, vùng không-thời gian này đến vùng không-thời gian khác.
Lỗ giun - Đường hầm giúp di chuyển từ vùng không-thời gian này đến vùng không-thời gian khác? Hình minh họa: Space.com
Hai dạng xuyên không bí ẩn
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục giải mã lỗ giun, trong khi dư luận có rất nhiều hình ảnh gây xôn xao về hiện tượng "xuyên không" tưởng chừng chỉ có trong lý thuyết.
Mới đây, Giáo sư vật lý và toán học Brian Greene, thuộc trường Đại học Columbia (Mỹ), đồng sáng lập Hội thảo Khoa học Quốc tế (WSF) phát biểu rằng: Có 2 dạng "xuyên không", một trong số đó có thể là thật!
Giải thích điều này, Giáo sư Brian Greene cho biết:
"Những bí ẩn về xuyên không thu hút rất nhiều cuộc tranh luận của giới khoa học, và nếu nói có 2 loại xuyên không thì không biết "cuộc chiến" sẽ nổ ra đến mức nào. Tuy nhiên, xuyên không đến tương lai ư? Tại sao không nhỉ!
Chúng ta đã biết rồi thôi, cách du hành thời gian này đã được chính nhà bác học đại tài Einstein chỉ lối cách đây hơn 100 năm.
Năm 1935, hai nhà vật lý học Albert Einstein và Nathan Rosen (1909 - 1995) đã cùng nhau sử dụng Thuyết Tương đối tổng quát để xây dựng nên Cầu Einstein-Rosen (hay lỗ giun), một vùng không-thời gian cho phép di chuyển với tốc độ cực nhanh từ vũ trụ này sang vũ trụ khác, từ vùng không-thời gian này sang vùng không-thời gian khác chỉ trong "cái chớp mắt".
Einstein cũng chỉ ra rằng, nếu bạn ở cạnh một vùng không gian có sức hút cực mạnh như hố đen hoặc sao neutron thì bạn có thể bị hút vào nó.
Một khi bị cuốn vào hố đen thì khái niệm thời gian của bạn sẽ nhanh hơn rất nhiều so với người khác. Và, giả như, bạn sống sót trở về Trái Đất, chẳng phải là bạn đang ở thời điểm tương lai của hành tinh chúng ta hay sao.
Tôi biết, lý thuyết này sẽ gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu nhà khoa học nào cũng đang mong muốn giải mã vấn đề khoa học viễn tưởng này ít nhiều sẽ có chung ý kiến với tôi.
Đối với một dạng khác của xuyên không đó là xuyên không ngược về quá khứ, thì tôi tin sẽ có nhiều cuộc tranh luận hơn vì số đông chúng ta không tin rằng xuyên không về quá khứ là khả thi.
Dù nói thế nào đi nữa, thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết lỗ giun có thật hay không. Mà nếu chúng là có thật thì con người chúng ta cũng không biết có thể đi trong đó được không. Bài toán này vẫn đang thách thức trí tuệ của các nhà khoa học hiện đại."
Những hình ảnh gây xôn xao dư luận về xuyên không
Các trang báo nước ngoài đã đưa nhiều hình ảnh "xuyên không" kỳ lạ, mặc dù giới khoa học còn nhiều nghi vấn song những bức ảnh này khiến dư luận tò mò và hưởng ứng.
Hình ảnh 1: Smartphone xuất hiện từ thế kỷ 19?
Đây là bức họa "Die Erwartete" được danh họa người Úc Ferdinand Georg Waldmüller vẽ những năm 1850. Tuy nhiên, trên tay cô gái như đang cầm chiếc smartphone thời hiện đại!
Hình ảnh 2: Phải chăng người Hy Lạp cổ đại đã biết dùng Laptop?
Trong khi chiếc laptop đầu tiên ra đời vào những năm 1970.
Ảnh: Bảo tàng J. Paul Getty (Malibu, California, Mỹ)
Hình ảnh 3: Phi hành gia "xuyên không" về quá khứ?
Hình ảnh được chụp tại một nhà thờ cổ ở Salamanca, Tây Ban Nha từ năm 1102.
Ảnh: Brightside
Hình ảnh 4: Smartphone ở thế kỷ 17?
Đây là bức tranh của họa sĩ Umberto Romano người Italia, vẽ năm 1937, mô tả sự kiện William Pynchon, người sáng lập ra vùng Springfield, Massachusetts (Mỹ) từ thế kỷ 17.
Ảnh: Brightside
Hình ảnh 5: Một người đàn ông ăn mặc hiện đại: Áo T-shirt và đeo kính đen
Trông anh ta thật "lạc lõng" giữa dòng người tụ tập tại Gold Bridge vào những năm 1940.
Bài viết sử dụng nguồn: Independent, Physics