Cái giá quá đắt trong việc làm đẹp thiếu thận trọng
Vụ việc cô giáo Triệu, 47 tuổi, người Đại Liên, Trung Quốc sau khi nhuộm tóc về nhà, xuất hiện trạng thái dị ứng nhưng vì sợ chồng nói nên đã nói dối là mình bị cảm.
Hai ngày sau, tình trạng của cô Triệu không những không biến chuyển mà còn trở nên nghiêm trọng hơn. Trên mặt xuất hiện những vết phù màu đỏ, mắt sưng húp.
Thấy trạng thái dị ứng của vợ quá rõ rệt, anh Vu – chồng cô mới đưa vợ đi bệnh viện. Tiêm truyền suốt 4 ngày, tình trạng của cô Triệu vẫn không biến chuyển, mắt sưng đến mức không thể nhìn thấy, hít thở khó khăn.
Cảm thấy bệnh tình của vợ đáng ngại, anh Vu đã quyết định chuyển vợ lên bệnh viện tuyến trên nhưng đáng tiếc là trên đường đi, cô giáo 47 tuổi đã ngừng thở.
Về cái chết của vợ, anh Vu khẳng định thuốc nhuộm là thủ phạm nhưng anh không muốn truy cứu trách nhiệm của salon tóc. Theo chồng cô, trước đây cô Triệu đã từng 5 lần nhuộm tóc và lần nào cũng có dấu hiệu dị ứng, phải dùng thuốc mới khỏi.
Sau sự kiện nguy hiểm này, báo chí Trung Quốc đã phỏng vấn 2 chuyên gia gồm Bác sĩ Lý Kiện Dũng, Trưởng khoa Huyết học bệnh viện nhân dân tỉnh Giang Tô và bác sĩ Liêu Huy, chủ nhiệm khoa Huyết học bệnh viện 454 Giải phóng quân Trung Quốc để tư vấn rõ hơn về vấn đề này.
Nhiều người gặp nguy hiểm vì nhuộm tóc (Ảnh minh họa)
Không chỉ gây dị ứng chết người như trên, thuốc nhuộm tóc còn gây bệnh bạch cầu
Chị Lưu 56 tuổi, ở Nam Kinh, Trung Quốc trong những năm gần đây thường xuyên tự mua thuốc về nhuộm tóc. Vì theo chị, bước vào trung niên tóc bị bạc quá nhanh, nhuộm xong thấy trẻ hẳn ra nên chị xem đây là một trong những cách làm đẹp "thần thánh" mà lại rẻ tiền.
Theo bác sĩ Liêu Huy
Cứ như vậy, kể từ khi 40 tuổi đến nay, tháng nào chị Lưu cũng đi đến siêu thị để mua một số thuốc nhuộm tóc, hoặc trực tiếp đến một cửa hàng thẩm mỹ viện nhỏ gần khu chung cư, cứ một vài tháng nhuộm 1 lần.
Khoảng một tháng trước, chị Lưu bỗng cảm thấy yếu đột ngột, xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, chị sợ hãi đi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện Trung Đại thì được chẩn đoán xuất hiện chứng giảm sút tế bào máu nghiêm trọng, là một bệnh ác tính về máu nghiêm trọng, bất cứ lúc nào cũng có những đe dọa tính mạng.
Theo bác sĩ Liêu Huy, nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu có một đặc điểm chung là thường xuyên nhuộm tóc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên nhuộm tóc có thể gây ra bệnh bạch cầu, xác suất cao sẽ mắc bệnh ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư da, ung thư hạch và thiếu máu.
Bác sĩ Lý Kiện Dũng
Bác sĩ Lý Kiện Dũng thì cho rằng, không khẳng định rằng nhuộm tóc sẽ dẫn đến 100% gây bệnh bạch cầu, nhưng trong lý thuyết và dựa trên trường hợp cá nhân nghiên cứu, ông thấy có sự liên quan nhất định giữa việc nhuộm tóc và bệnh bạch cầu.
Bởi vì thuốc nhuộm tóc có chứa benzen và benzen dẫn xuất, trong khi đó, chất này đang bị các chuyên gia y tế là một chất hóa học gây ra bệnh bạch cầu.
Nguyên nhân của bệnh bạch cầu cũng đã được chỉ ra rằng do yếu tố hóa chất độc hại, ô nhiễm phóng xạ và một trong những tài liệu rõ ràng nhất khẳng định là benzen.
5 kiểu người tốt nhất không nên nhuộm tóc
1. Những người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc
Những người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc trong trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ vùng đầu và da mặt, da trên cơ thể bị thuốc chạm vào cũng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Để tránh rủi ro, trước khi sử dụng thuốc nhuộm nên bôi 1 chút vào phần trong của cánh tay hoặc sau tai, quan sát từ 2-4 ngày, nếu không bị dị ứng thì mới tiến hành nhuộm tóc.
Cao Lăng Phong, nghệ sĩ Trung Quốc từng bị tử vong vì ung thư do nhuộm tóc
2. Những người có cấu trúc da yếu
Da là một hàng rào quan trọng để bảo vệ các cơ quan bên trong của cơ thể. Khi bị bệnh chàm, nhọt, sưng, loét hoặc bị các bệnh ngoài da sẽ phá vỡ chức năng bảo vệ của da, dễ dàng để các thành phần thuốc nhuộm tóc thâm nhập vào bên trong da.
Sau đó được hấp thụ vào cơ thể, gây kích ứng da và tích tụ các chất độc hại, nguy hiểm cho cơ thể.
3. Người cao tuổi, sức yếu, rối loạn chức năng gan, thận
Những người trong nhóm này không nên nhuộm tóc vì khả năng giải độc của nội tạng đã giảm sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc. Khi ngộ độc thuốc nhuộm sẽ khó xử lý y tế.
Ảnh minh họa
4. Phụ nữ mang thai, cho con bú
Nhóm người này có làn da đang trong quá trình nhạy cảm cao, vì thế có xác suất dị ứng thuốc nhuộm tóc cao hơn người bình thường. Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho em bé, nên cố gắng tránh tiếp xúc với các hợp chất độc hại không cần thiết.
5. Nhóm người trong gia đình có thành viên từng bị ung thư
Gia đình có tiền sử bị ung thư thường nhạy cảm hơn so với những gia đình khác, mặc dù hàm lượng các chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc là rất thấp, đối với những người bình thường là trong ngưỡng an toàn, nhưng các mẫu người có tiền sử gia đình bị ung thư thì nên cố gắng tránh tiếp xúc.
Một số mẹo để dùng thuốc nhuộm an toàn hơn
- Mua thuốc nhuộm có nguồn gốc an toàn, sản phẩm chính hãng, thông số sản phẩm phù hợp và hàng trong hạn sử dụng.
- Nên thử phản ứng trước khi nhuộm, sau 24 giờ không bị ngứa, sưng, mẩn, thì mới nên tiến hành nhuộm.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không tự ý tăng nồng độ hoặc liều lượng, dùng sai quy định.
- Nếu xuất hiện dị ứng, mẩn ngứa, ngay lập tức dừng nhuộm tóc và tẩy sạch thuốc nhuộm đã dính lên cơ thể.
- Sử dụng găng tay và các phương tiện bảo vệ phù hợp, tránh tuyệt đối việc thuốc nhuộm rơi ra những bộ phận khác trên cơ thể như da mặt, tai, cổ...
- Những người đang có vết thương da đầu hở, ngứa, phụ nữ mang thai và cho con bú, không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc.
- Hạn chế nhuộm tóc thường xuyên, kéo dài khoảng cách giữa 2 lần nhuộm.