Cô giáo 67 tuổi "mặc vest mang dép lê", 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu

DIỆU THANH; ẢNH: QUỲNH TRÂN |

Hơn 10 năm qua, cô Phạm Kim Hoàng (67 tuổi) luôn đứng trông ngóng học sinh của mình đi thi với niềm âu lo chẳng khác gì các vị phụ huynh. Điều đặc biệt là "con" của cô không chỉ có 1,2 người mà là hàng trăm sĩ tử.

Chiều ngày thi đầu tiên của kì thi THPT quốc gia 2018, thời tiết Sài Gòn nóng nực và oi bức. Nhiều bậc phụ huynh dù bận trăm công ngàn việc vẫn kiên nhẫn chờ đợi con hoàn thành bài thi môn Toán. 

Họ đơn giản chỉ muốn đưa đón và ở bên cạnh để động viên, để tiếp thêm sức mạnh và động lực cho con dù chỉ bằng 1 nụ cười hay cái ôm chặt.

Giữa đám đông phụ huynh, có một người phụ nữ lớn tuổi nom giản dị với đôi dép lê chân chất và chiếc cặp đen lộ ra một cái ô che nắng che mưa. 

Gương mặt cô cũng lo lắng, bồn chồn nên liên tục đi lại và ngóng vào trong trường thi. Ai cũng nghĩ cô là một người mẹ hoặc một người bà đang chờ con, chờ cháu. Lần đầu chờ thi, phụ huynh bao giờ cũng thấp thỏm bất an thế cả!

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 1.

Hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với mái tóc đã ngả màu, đứng trước cổng trường Trưng Vương ngóng chờ từng sĩ tử khiến nhiều người tò mò.

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 2.

Cô đứng xếp hàng ngay ngắn và nhìn vào điểm trường sau khi kết thúc môn thi buổi chiều.

Cổng trường mở, từng tốp học sinh ùa ra, chạy về phía cha mẹ các em và chia sẻ sự nhẹ nhõm, vui mừng vì đã hoàn thành bài thi. Tuy nhiên, không chỉ 1 mà 2 rồi rất nhiều sĩ tử hồ hởi chạy lại phía người phụ nữ kia. Các em ngoan ngoãn chào cô, khoe với cô về bài thi của mình và hỏi han sức khoẻ của cô. Cứ thấy sĩ tử chào mình, cô lại nở nụ cười mừng rỡ.

Thì ra cô cũng chờ "con", nhưng "con" của cô là hàng trăm đứa học trò nhỏ mà cô yêu quý. Và đây, không phải là lần đâu tiên mà đã là lần thứ 10, cô đứng ngóng học trò ở cổng trường mỗi mùa thi.

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 3.
Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 4.
Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 5.

Niềm vui của "bà giáo" khi gặp các "con" của mình ở điểm trường trong ngày đầu thi THPT Quốc Gia 2018.

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 6.

Cô mang đôi dép xỏ ngón để "lê" cho nhanh đến bên học trò. Còn cẩn thận cầm theo chiếc ô để lỡ có nắng mưa thì còn che cho học trò.

Đó là cô giáo Phạm Kim Hoàng (67 tuổi) - hiện cô là quản lý tại một trường tư thục ở TP.HCM. Trước đây, cô từng là giáo viên dạy Ngữ Văn, sau đó làm quản lý của một trường THPT ở Tiền Giang. Cô không lập gia đình nên dành gần như cả cuộc đời của mình để gắn bó với học sinh, với những mái trường và với nghiệp "trồng người".

Hơn 10 năm nay, năm nào cô cũng ở cổng trường mỗi mùa thi để chờ học trò của mình và trao cho các em một nụ cười, những cái vẫy tay và những lời động viên chân thành, dù có bận trăm công nghìn việc nhưng cô cũng luôn sắp xếp đến điểm trường khi gần đến giờ kết thúc buổi thi.

"Cô tranh thủ sắp xếp công việc rồi ra với các em một chút, hỏi han để các em an tâm và vững vàng hơn. Đứa nào cô cũng thương, cũng quý như con nên năm nào cũng ra riết rồi thành quen. Ở nhà là cô lại bồn chồn không chịu được".

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 7.

Nhìn thấy học trò quen, cô nở nụ cười và vẫy tay chào các em.

- Ủa con trai, con đủ tuổi chưa mà đi xe máy đi thi đây? - Dạ con có bằng lái rồi cô ơiii! - Ờ vậy được!

- Thi buổi sáng với buổi chiều, con thấy đề nào làm "thành công" hơn? - Dạ như nhau luôn cô!

- Đây đây "hot girl" trường cô, lại đây cô hỏi thăm coi, thi được không con?...

Đó là những câu hỏi đáp thân thương gần gũi với các học trò của cô Hoàng.

Trường đông học sinh là thế nhưng hầu như, đứa học trò nào cũng biết và thương quý cô Hoàng. Thấy cô là chúng vui vẻ sà lại, tíu tít chia sẻ, hỏi han. "Cô vui tính lắm với lại ở trường có chuyện gì tụi mình cũng tìm đến cô nên ai cũng biết đến cô Hoàng" - một bạn học sinh chia sẻ.

Ở tuổi 67, cái tuổi mà người ta đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi và sum vầy cùng con cháu thì cô Kim Hoàng vẫn miệt mài đèn sách để tận sức cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Sau khi tiễn học sinh về nhà, cô lại tất tả để đến lớp học Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh vào buổi tối.

Cô tâm sự, mình lỡ duyên nợ với cuộc đời, không có gia đình nên vì thế, cô dành cả đời để học tập và làm việc. Công việc là niềm vui, là niềm hạnh phúc và sự thành công của học sinh là niềm tự hào của cô. Thời gian rảnh, cô cũng đi du lịch để học tập và hiểu biết hơn về thế giới

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 8.

Một ngày, sau khi sắp xếp hết công việc, cô tranh thủ ghé qua các điểm trường để hỏi han học trò trường mình.

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 9.

Nữ sinh cười rạng rỡ khi thấy cô Hoàng đứng trước điểm trường chờ học trò của mình.

"Năm sau, năm sau nữa thì cô vẫn sẽ đứng chờ học sinh của mình thôi con ạ. Có bao giờ bớt lo được đâu!" - cô Hoàng tâm sự.

Thế là mỗi năm, các thế hệ học trò lại an tâm và vững tin hơn khi mỗi giờ thi, luôn có bóng dáng của một người thầy tận tâm dang rộng vòng tay chờ đón các em.

Cô giáo 67 tuổi mặc vest mang dép lê, 10 năm đứng chờ sĩ tử Sài Gòn: Không lập gia đình, cưng học sinh như con cháu - Ảnh 10.

"Có bao giờ bớt lo được đâu!" - Thật ghen tị với các bạn học sinh khi có thêm một người bà, người mẹ luôn yêu thương mình dưới mái trường như thế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại