Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?

PNM |

Ngoài hàng sản xuất trong nước, siêu thị này còn bán các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Malaysia và cả Việt Nam.

 Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?  - Ảnh 1.

Ảnh chụp siêu thị Kwangbok tháng 4/2017

Được khai trương từ 2012, Kwangbok là siêu thị đầu tiên tại Bình Nhưỡng bán hàng cho cả người nước ngoài lẫn người Triều Tiên. Thế nhưng, giống như bất kỳ cửa hàng nào tại Bình Nhưỡng, khách nước ngoài vào đây chỉ được phép tiêu ngoại tệ như là đôla Mỹ, Euro hay Nhân dân tệ.

 Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?  - Ảnh 2.

Bảng quy đổi ngoại tệ tại siêu thị theo tỉ giá giữa đồng USD và Euro với đồng Won là 8000 và 8300:1.

Hàng hóa bên trong siêu thị Kwangbok khá đa dạng: tầng 1 là nơi bán đồ thực phẩm và gia dụng, tầng 2 bán đồ may mặc, tầng 3 là đồ nội thất.

Ngoài hàng sản xuất trong nước, siêu thị này còn bán các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Malaysia và cả Việt Nam. Có một điều thú vị là những nhãn hiệu của phương Tây đã bắt đầu xuất hiện tại đây (dù chỉ là hàng gia công tại Trung Quốc).

 Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?  - Ảnh 3.
 Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?  - Ảnh 4.

Cựu chủ tịch Kim Jong Il (Kim Chính Nhật) đang xem hàng tại siêu thị Kwangbok trong một chuyến thị sát

Cửa hàng trưởng siêu thị là một phụ nữ có tên Choe Young Ook. Chị cho biết, siêu thị có khoảng 300 nhân viên. Ngày thường siêu thị có khoảng 600 hàng khách hàng, còn vào ngày lễ thì số người đến đây lên tới hơn 20.000 người. Điều này cho thấy sức hút của mô hình kinh doanh mới.

 Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?  - Ảnh 5.

Một bé gái đang ngắm nhìn những đôi giày nữ tại siêu thị Kwangbok

 Có gì trong siêu thị đầu tiên ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên?  - Ảnh 6.

Đoàn người đứng chờ thanh toán tại cửa ra

Những khách hàng tới mua sắm tại siêu thị Kwangbok được cho là những người thuộc tầng lớp khá giả và có học thức tại Bình Nhưỡng. Việc cho phép một số yếu tố thị trường như trả lương bằng tiền mặt thay tem phiếu, cho phép mở chợ, mở cửa hàng,… đã khuyến khích hoạt động mậu dịch. Kwangbok cũng là mô hình thu hút ngoại tệ cho nền kinh tế Triều Tiên trong bối cảnh nước này bị cấm vận.

Anh Ro Chol Sok – một cán bộ tại đại học Kim Hyong Jik cho biết: "Giá tại siêu thị này không đắt lắm, trong khi đó có nhiều sản phẩm mà chúng tôi cần nên ai cũng thích. Tôi rất thích đến đây."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại