Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?

Nguyễn Vương |

Ít người biết ở phường Trường An (TP Huế) có khu lăng mộ của người có công định hình và khai sáng nghề Kim hoàn và được triều đình nhà Nguyễn sắc phong.

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 1.

Nằm trong con ngõ nhỏ ở phường Trường An (TP Huế) là khu nhà thờ và lăng mộ của đệ nhất và đệ nhị tổ nghề Kim hoàn Việt Nam. Đây cũng là một di tích cấp quốc gia được công nhận vào năm 1990 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 2.

Theo các tư liệu lịch sử, nghề Kim hoàn từ miền Trung đến miền Nam nước ta do ông Cao Đình Độ (SN 1741 tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) và con là ông Cao Đình Hương truyền vào. Năm 1783, do chiến tranh loạn lạc, hai cha con ông lánh vào vùng Thuận Hóa, trú tại làng Kế Môn (xã Điền Hương, huyện Phong Điền) ngày nay và truyền nghề cho một số học trò thuộc hai họ Huỳnh Công và Trần Mạnh. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 3.

Năm 1790, dưới triều vua Quang Trung, ông Cao Đình Độ được phong chức Lãnh binh và con trai ông chức Phó Lãnh binh. Hai ông được triệu vào cung thành lập cơ vệ ngân tượng, chuyên làm đồ ngự dụng bằng vàng bạc. Thời gian này, hai ông trú tại làng Cao Hậu (huyện Hương Trà) nay là phường Hương Sơ (TP Huế). Sau khi ông Cao Đình Độ mất, ông Cao Đình Hương tiếp tục hành nghề ngân tượng dưới triều Gia Long. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 4.

Khu Lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Việt Nam ngày nay cũng được trùng tu vào Ất Mùi (2016). Những người thợ Kim Hoàn ở miền Trung đều coi ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương là nhị vị tổ sư của nghề Kim Hoàn, lấy ngày 7/2 âm lịch (ngày giỗ của ông Cao Đình Hương, người trực tiếp truyền nghề rộng rãi trong dân gian) làm ngày giỗ tổ. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 5.

Khu nhà thờ, lăng mộ của nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn hiện nay được xây dựng, bài trí theo phong cách đậm chất Huế. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 6.

Nhà thờ được xây dựng theo kiểu nhà rường một gian hai chái, mái lợp ngói. Ngoài việc thờ cúng thì đây là nơi sinh hoạt truyền thống của những người thợ Kim hoàn tại Thừa Thiên - Huế và những môn đồ làm ăn phát đạt nơi xa trở về. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 7.

Cả khu nhà thờ và khu lăng mộ của nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm sành đặc trực của xứ Huế. Qua bàn tay của những người thợ tài hoa thì những mảnh vỡ từ sành sứ trở thành những hoạ tiết, linh vật sinh động. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 8.

Khu mộ của đệ nhất tổ sư nghề Kim hoàn khá rộng lớn với 4 trụ biểu trước mặt, phía sau là bình phong và bên trong là mộ thất và án thờ. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Có gì trong khu lăng mộ nhị vị tổ sư nghề Kim hoàn ở Cố đô Huế?- Ảnh 9.

Mặc dù mới được trùng tu, phục dựng nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của kiến trúc lăng mộ Huế xưa. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Theo những người thợ Kim Hoàn ở TP Huế, đệ nhất tổ sư Cao Đình Độ xuất thân trong gia đình nông dân nhưng rất ham học. Ở thời của ông, các vật dụng quý, đồ trang sức của vua chúa hay quan lại đều phải thuê thợ kim hoàn người Trung Quốc chế tác. Họ giấu nghề rất kỹ, không cho người địa phương biết để giữ độc quyền hành nghề. Với đam mê, ông Cao Đình Độ học và đóng giả thành người Hoa và xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội) và được người này quý mến và truyền nghề.

Năm Quý Mão (1783), ông đưa vợ con vào lập nghiệp tại làng Kế Môn (Thừa Thiên - Huế). Tại đây, ông đã truyền nghề cho con trai mình là Cao Đình Hương. Hai cha con ông sau đó cho một số học trò thuộc hai họ Huynh Công và Trần Mạnh. Về sau, hai họ Huynh, Trần tiếp tục truyền nghề lại cho con cháu. Hoạt động truyền nghề đó đã biến làng Kế Môn thành làng thợ kim hoàn lớn vào bậc nhất ở xứ Đàng Trong.

Ngày 27/2 năm Canh Ngọ (1810), ông Cao Đình Độ qua đời, hưởng thọ 66 tuổi, được nhà vua và triều đình nhà Nguyễn truy phong tước hiệu: “Đệ nhất tổ sư” và ban đất xây lăng mộ như các quan đại thần tại ấp Trường Cởi (nay là phường Trường An, thành phố Huế). Con ông là Cao Đình Hương sau khi qua đời cũng được vua Minh Mạng phong tước hiệu: “Đệ nhị tổ sư”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại