Sahara là sa mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới nằm ở phía Bắc châu Phi, trải dài trên khoảng 12 quốc gia và có diện tích hơn 9.000.000 km2. Do thiếu nguồn nước nên ở đây quanh năm khô cằn, cộng thêm chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn khiến môi trường trở nên khắc nghiệt.
Bề mặt của sa mạc Sahara được bao phủ bởi các cồn cát, thảo nguyên sa mạc và đá sa mạc với kích cỡ khác nhau. Trong thời cổ đại, sa mạc này được xem là kênh giao thương và trao đổi văn hóa quan trọng.
Sa mạc Sahara chiếm khoảng ⅓ diện tích châu Phi. Các nhà khoa học đã sử dụng
Sự hình thành của sa mạc Sahara bắt đầu từ 2,5 triệu nghìn năm trước, liên quan đến sự biến đổi khí hậu. Ban đầu khu vực này là vùng đồng cỏ, khi khí hậu khô cằn, đồng cỏ dần bị thu hẹp và trở thành sa mạc.
Ở phía Tây của dãy núi Sahara, địa hình tương đối cao, độ cao hơn 3.000 mét và độ dày của lớp đá bên dưới có thể đạt tới vài nghìn mét, trong khi các phần khác của sa mạc có địa hình khá thấp và độ dày của lớp đá cũng tương đối mỏng.
Theo ước tính của các nhà khoa học, độ sâu trung bình của sa mạc Sahara vào khoảng 100 - 150m. Chỗ sâu nhất thậm chí có thể lên tới 300m. Nếu độ cao của một tầng lầu là 3m thì độ sâu trung bình của sa mạc này tương đương với 50 tầng lầu. Việc tính toán các độ sâu dựa trên việc xem xét toàn diện cấu trúc địa chất sa mạc, lượng mưa, dòng nước và các yếu tố khác.
Về độ sâu của sa mạc Sahara, thực tế không có câu trả lời cố định, bởi cấu trúc địa chất của trái đất rất phức tạp và độ sâu giữa các khu vực khác nhau là khác nhau. Vì vậy việc sử dụng công nghệ radar để đo đạc có thể dễ dàng đo được độ sâu của các địa điểm khác nhau trên sa mạc Sahara.
Cách làm cụ thể là phóng các sóng điện từ cụ thể vào lòng đất sa mạc, sau đó phát hiện và ghi lại các đặc điểm dạng sóng của sóng điện từ phản xạ từ các giao diện khác nhau trong lòng đất. Cuối cùng, xử lý các số liệu này thông qua công nghệ để thu được kết quả đo lường một cách nhanh chóng và chính xác.
Đáy sa mạc này được cấu tạo chủ yếu bởi sa thạch và đá, chúng phân bố ở các độ sâu khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ẩn dưới sa mạc Sahara còn có dầu mỏ, những hồ chứa ngầm khổng lồ, dự trữ nguồn nước dồi dào, cung cấp điều kiện sống quan trọng cho cư dân vùng sa mạc.
Sa mạc Sahara từng là nơi có thảm thực vật phong phú
Trước đây diện tích của một hồ nước lớn ở đây có thể lên đến 108.000km2, với độ sâu 247m. Những phát hiện này cho thấy từ xa xưa, Sahara không phải là sa mạc, mà là thiên đường xanh tươi với thảm thực vật phong phú nuôi dưỡng nhiều loại động, thực vật.
Nhiều hóa thạch khủng long, một số loài sinh vật biển như cá trê, cá voi, rắn biển, thậm chí là đồ tạo tác của con người trong lòng sa mạc Sahara cũng được tìm thấy.
Việc đào hết cát ở sa mạc Sahara để xem bên dưới có gì là không thực tế, điều này không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái sa mạc mà còn kéo theo hàng loạt vấn đề môi trường khác. Dù khắc nghiệt nhưng sa mạc Sahara cũng là một trong những nơi tuyệt vời. Các hệ sinh thái và cảnh quan độc đáo trong sa mạc, cũng như các di tích văn hóa, rất đáng để khám phá và bảo vệ.
(Nguồn: Sohu)