Những lý do họ đưa ra cho việc xin tiền của mình thường là ‘tôi muốn đi du lịch vòng quanh thế giới’.
Nhiều người châu Á, thậm chí là cả những người phương Tây cho rằng đây là một hành động không hay ho và cần chấm dứt.
‘Du lịch là ngành mang lại thu nhập cho người dân địa phương, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển.
Khi bạn đi du lịch, hãy tìm cách tối đa hóa lợi ích mang lại cho người dân bản địa. Việc người phương Tây, với tất cả những đặc quyền mà các bạn có được nhưng lại đi xin tiền ở các quốc gia đang phát triển, là một điều không nên’ – một người viết.
Từ đó, trước những bức ảnh chụp ‘Tây ba lô’ xin tiền, người dân khắp châu Á đã có những bình luận so sánh và chỉ trích.
Cô gái này ngồi xin tiền ở Thái Lan, bên cạnh một cụ bà đang đẩy chiếc xe chở rau củ đi bán để kiếm sống.
Xin tiền ở Hồng Kông |
Ở một khu dân cư dành cho tầng lớp lao động – nơi vừa bị tàn phá bởi bão lũ thì người đàn ông này đứng xin tiền cho kế hoạch đi du lịch vòng quanh châu Á của anh ta. |
Tấm biển viết: 'Hãy giúp chúng tôi đi du lịch vòng quanh thế giới'. Một người bình luận dưới bức ảnh: ‘Thế còn ý tưởng đi xin việc thì sao?’ |
Nhóm người Nga dùng đứa trẻ để biểu diễn nhằm mục đích xin tiền ở khu vực Bukit Bintang, Malaysia. |
Ăn xin ở Seoul |
Ban đầu, người phụ nữ này xin tiền cùng đứa trẻ và nói rằng người chồng bỏ rơi họ. Nhưng vài ngày sau, anh chồng xuất hiện và họ cùng nhau đi xin. |
Tấm biển viết: ‘Xin chào! Tôi là Sergey. Tôi đi du lịch châu Á được 5 tháng nay rồi. Hồng Kông thật tuyệt, nhưng cũng rất đắt đỏ. Vì thế, tôi không còn tiền để tiếp tục hành trình. Làm ơn hãy giúp tôi’. Một người đã bình luận phía dưới bức ảnh: ‘Bạn nên nghĩ tới điều đó trước khi rời nước Nga, Sergey!’ |
Ăn xin ở Seoul Khi cảnh sát đến, cô gái giả vờ không biết nói tiếng Anh. |
Người phụ nữ này giả vờ bị mất thẻ tín dụng và xin tiền người bản địa để mua đồ ăn cho 2 mẹ con. Cô ta hứa sẽ trả lại tiền nhưng đó chỉ là lời nói dối. Cô ta đã thực hiện trò lừa đảo này từ năm 2014. |