Cô gái Trung Quốc cất bằng đại học để xin làm công nhân, sẵn sàng làm việc 12 tiếng/ngày - Vấn đề nằm ở đâu?

Thùy Anh |

Để có tiền trang trải cho cuộc sống, nhiều cử nhân chấp nhận về làm công việc tay chân vì có thể chủ động về mặt thu nhập.

Có bằng cử nhân vẫn quay về làm công nhân

Tin tức về cô gái trẻ ở Giang Tô, Trung Quốc tốt nghiệp cử nhân đến nhà máy làm ốc vít, ngày ngày làm ca đêm 12 tiếng đã không hiếm trong xã hội ngày nay. Đằng sau câu chuyện này là một vấn đề thực tế: Đối với nhiều người, giáo dục đại học không còn là con đường duy nhất để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngay khi Trương Lôi tốt nghiệp tại một thành phố tỉnh lỵ ở phía Nam của Trung Quốc. Trước đó, cô có thời gian thực tập trong một tổ chức giáo dục. Trong 5 tháng kể từ khi tốt nghiệp, cô chưa tìm được việc làm ổn định. "Ngay cả những nhân viên có mức lương hàng tháng là 3.500 NDT (khoảng 12 triệu đồng) cũng chỉ được tuyển dụng với điều kiện có kinh nghiệm", Trương Lôi bộc bạch.

Kinh nghiệm của cô chỉ giới hạn trong ngành giáo dục và mức lương của những vị trí có thể thử đều giảm đáng kể, không có nơi nào vượt quá 4.000 NDT (khoảng 13,6 triệu đồng). Tìm việc không suôn sẻ nên Trương Lôi chọn tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học, kết quả cũng thất bại. Đến lúc này, cô đã tiêu sạch tiền tiết kiệm và phải tìm cách khác.

Vì áp lực, cô đành phải chọn vào làm việc tại nhà máy. Mỗi ngày, cô Trương sẽ làm từ 8 hoặc thậm chí 12 giờ trong xưởng mỗi ngày. Đây là công việc tay chân nhưng bù lại không quá nặng nhọc, cô có thể chủ động xin làm tăng ca để gia tăng thu nhập.

Cô gái Trung Quốc cất bằng đại học để xin làm công nhân, sẵn sàng làm việc 12 tiếng/ngày - Vấn đề nằm ở đâu? - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: China Daily

Câu chuyện của Trương Lôi chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khác. Tấm bằng tốt nghiệp lẽ ra phải là sự đảm bảo cho một người hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dù có bằng đại học vẫn không tìm được việc làm đúng chuyên ngành, thậm chí phải lựa chọn làm những công việc lao động chân tay.

Một cô gái ở Hà Nam, Trung Quốc cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Dù đã nộp 800 bộ hồ sơ, phỏng vấn 30 lần nhưng cô vẫn chưa có công việc ổn định.

Trong video, cô không giấu nước nước mắt và hỏi: “Tôi học đại học để làm gì?”. Đoạn video nhanh chóng được lan truyền trên Douyin, làm dấy lên các cuộc thảo luận về những thách thức mà sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc phải đối mặt.

Bài toán khó giải

Ngày nay, giáo dục đại học ngày càng trở nên phổ biến, và một số lượng lớn người trẻ tốt nghiệp mỗi năm, nhưng thị trường việc làm không được mở rộng tương ứng. Ngược lại, do sự gia tăng của các ngành công nghiệp mới nổi và sự thu hẹp của các ngành công nghiệp truyền thống, những thay đổi về nhu cầu nghề nghiệp của một số ngành đã khiến nhiều người mất cơ hội việc làm.

Tại Trung Quốc, ngày càng nhiều sinh viên muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước khi vừa mới ra trường. Theo cuộc khảo sát mới nhất của trang web việc làm nổi tiếng ở Trung Quốc Zhaopin, doanh nghiệp nhà nước là những nơi được nhiều sinh viên mong muốn làm việc nhất, trong khi chỉ có 17,4% muốn làm việc ở các công ty tư nhân.

Trước đây, các ngành trả thù lao cao - như công nghệ và giáo dục, thường được các sinh viên giỏi ưa chuộng. Những lĩnh vực này cũng tuyển dụng hàng chục triệu người trẻ tuổi, dù bị chỉ trích vì văn hóa làm việc độc hại và phân biệt đối xử với người tìm việc lớn tuổi hơn. Giờ đây, nhiều người trẻ Trung Quốc đang đổ xô tìm kiếm những công việc nhà nước, được coi là ổn định hơn và có nhiều phúc lợi.

Cô gái Trung Quốc cất bằng đại học để xin làm công nhân, sẵn sàng làm việc 12 tiếng/ngày - Vấn đề nằm ở đâu? - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, đây lại là điều gây khó khăn cho chính phủ Trung Quốc. Kể từ cuối những năm 1990, các doanh nghiệp nhà nước đã cắt giảm hoạt động tuyển dụng, khi số lượng lao động thành thị giảm 1 nửa xuống chỉ còn khoảng 55 triệu người. Ngoài ra, các vị trí việc làm trong chính phủ cũng được nhiều người mong muốn, nhưng số lượng người mới tuyển dụng vẫn ổn định ở khoảng 170 nghìn người/năm.

Những ngành nghề độc lạ ra đời

Do nhu cầu thị trường thương mại ngày càng phổ biến, cùng khái niệm không gian ảo (metaverse) bùng nổ, những việc làm mới trong giới trẻ Trung Quốc cũng được hình thành và ngày càng trở nên phổ biến.

Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, một phụ nữ 23 tuổi sống ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc kiếm được 40.000 nhân dân tệ (khoảng 140 triệu đồng)/tháng bằng công việc thiết kế hình đại diện ảo cho các trò chơi và các ứng dụng tại Trung Quốc. Báo cáo đã gây sốt trong cộng đồng mạng và khiến nhiều người phải chú ý đến loại công việc mới này.

Một ví dụ khác, anh Lý, 35 tuổi, người từng vật lộn với công việc ở một công ty Internet truyền thống, đã tận dụng khả năng của bản thân và tìm thấy khía cạnh mới trong công việc khi trở thành người sắp xếp chuyên nghiệp, giúp mọi thu dọn nhà cửa gọn gàng và sắp xếp đồ đạc của họ một cách khoa học.

Theo Sohu, SCMP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại