Cô gái 29 tuổi phải nhập viện chăm sóc tích cực vì trà sữa

Hoa Vũ |

Một cô gái 29 tuổi đã phải nhập viện để chăm sóc tích cực sau khi bị bạo phát bệnh tiểu đường vì uống quá nhiều trà sữa.

Cô gái 29 tuổi phải nhập viện chăm sóc tích cực vì trà sữa - Ảnh 1.

Cô gái 29 tuổi bị bạo phát tiểu đường vì sở thích uống trà sữa. Ảnh minh họa

Theo CCTV, ngày 17/8, một cô gái 29 tuổi ở thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã nhập viện cấp cứu trong tình trạng khô miệng, đau bụng, chóng mặt, suy đa cơ quan. Cô được chẩn đoán bị tiểu đường bạo phát và chuyển đến phòng chăm sóc tích cực (ICU).

Bác sĩ phụ trách ca bệnh cho biết, trước khi nhập viện, bệnh nhân đã hấp thụ quá nhiều chất ngọt vào cơ thể và uống trà sữa mỗi ngày.

"Uống trà sữa = nằm trong ICU", sau khi sự việc được đưa tin, chủ đề này ngay lập tức nhận được sự quan tâm và tranh luận trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Không ít dân mạng bình luận có sở thích uống trà sữa và "đã không thể ngồi yên" sau khi biết được thông tin đáng sợ này. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng "không thể quy chụp tất cả do trà sữa".

Vậy uống trà sữa thực sự sẽ gây bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm cho nồng độ glucose trong máu tăng lên và giá trị này rất khác nhau. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân phức tạp và thường được cho là liên quan đến nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, miễn dịch và môi trường.

Các chuyên gia cho biết, hiện chưa có mối quan hệ rõ ràng giữa lượng đường hấp thụ vào cơ thể và bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi thường rất thích uống đồ ngọt.

Thường xuyên uống đồ ngọt trong thời gian dài dễ dẫn đến béo phì, đó là một trong những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo cần kiểm soát việc sử dụng thức uống có đường, không nên lạm dụng đồ ngọt để tránh những tác động xấu đến sức khỏe.

Phương pháp đơn giản có thể giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và gia tăng tính nhạy với insulin, giúp các tế bào sử dụng lượng đường sẵn có trong máu dễ dàng hơn.

Duy trì vận động còn giảm thiểu nguy cơ béo phì, vốn là một trong những yếu tố nguy cơ với bệnh tiểu đường. Do đó, hãy chọn một hoạt động yêu thích để giúp cơ thể vận động ít nhất là 30 phút mỗi 3 ngày trong tuần.

Cắt các loại đường đã qua chế biến

Đường ăn hoặc đường bổ sung là một chất không phải chất dinh dưỡng kích thích sản xuất insulin, ngăn chặn quá trình đốt cháy chất béo và nuôi men đường ruột và vi khuẩn gây rối loạn sinh học, mà các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường... Chế độ ăn nhiều đường và các loại carbohydrate đơn giản khác (nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong máu) cũng khiến bạn có nguy cơ bị thiếu magiê và viêm nhiễm.

Gia tăng hấp thụ chất xơ

Cô gái 29 tuổi phải nhập viện chăm sóc tích cực vì trà sữa - Ảnh 2.

Chất xơ giúp cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm đường huyết. Ảnh minh họa

Thực phẩm có chất xơ có nhiều khả năng bình thường hoá đường trong máu, giảm đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của Insulin, đặc biệt là chất xơ tan trong nước rất tốt vì nó ngăn cản không cho đường hấp thụ vào ruột và làm giảm đường trong máu tới 30%.

Có hai loại chất xơ: không hòa tan và hòa tan. Cả hai đều quan trọng, chất xơ hòa tan được chứng minh rằng thể hiện lượng đường huyết trong máu thấp hơn. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất xơ giúp quản lý bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách cải thiện kiểm soát đường huyết và giảm đường huyết.

Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giữ lượng đường huyết ở giới hạn lành mạnh. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước, chúng giúp thận thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu.

Một nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ít có nguy cơ phát triển đường huyết. Uống nước thường xuyên giúp thủy hợp máu, giảm đường huyết và giảm nguy cơ tiểu đường.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì vậy hãy tạm biệt thuốc lá. Những người hút thuốc có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người không hút thuốc và cũng có nhiều khả năng gặp các biến chứng về sức khỏe khi kiểm soát bệnh tiểu đường.

Giảm stress

Stress có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Các hormone như glucagon và cortisol đều xuất hiện khi bạn stress. Chúng làm tăng lượng đường huyết.

Một nghiên cứu cho thấy tập luyện, thư giãn và suy nghĩ có thể giảm stress hiệu quả và giảm lượng đường huyết ở học sinh.

Phương pháp tập luyện và thư giãn như yoga và giảm stress qua suy nghĩ có thể cải thiện vấn đề tiết insulin ở bệnh tiểu đường mạn tính.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc giúp bạn sảng khoái và rất tốt cho sức khỏe. Việc ngủ ít và thiếu nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết và sự nhạy với insulin. Chúng sẽ làm tăng sự thèm ăn và gây tăng cân.

Thiếu ngủ làm giảm sự phát triển của hormone tăng trưởng và gia tăng lượng cortisol, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Do đó, không nên thức khuya và ngủ đủ giấc mỗi tối là rất quan trọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại