Cô gái 27 tuổi mắc ung thư buồng trứng di căn đến phổi, đau khổ chỉ ra một triệu chứng sớm nhưng lại coi thường

Phạm Trang |

Căn bệnh ung thư buồng trứng đã lấy đi cuộc sống bình thường hạnh phúc của cô gái trẻ

Keesha Walden (Norfolk, Anh) bắt đầu những cơn đau nhói bên phải cơ thể từ đầu năm 2023, khi cô 26 tuổi. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm nay, cô bắt đầu đau dữ dội phần bụng dưới và kinh nguyệt không đều.

Tuy nhiên, cô khẳng định bác sĩ cho biết chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục. Chỉ sau khi các triệu chứng tệ hơn, cô mới được chuyển đến khoa phụ khoa và được các bác sĩ phát hiện khối u ung thư vào tháng 9. Ca phẫu thuật cắt bỏ khối u được thực hiện cho thấy một khối u ác tính kích thước 26cm và cả các mô bất thường ở phổi.

Cô được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô nhầy - một căn bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm 3% trong số các trường hợp ung thư buồng trứng. Sau đó cô đã phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, tử cung, ruột thừa và cổ tử cung.

 - Ảnh 1.

Bụng của cô gái lớn so với kích thước bình thường

Keesha Walden chia sẻ, do chẩn đoán chậm trễ, cô buộc phải cắt bỏ tử cung để sống sót: "Căn bệnh của tôi thực chất đã ở giai đoạn cuối. Trước đó, các bác sĩ gia đình chưa bao giờ gặp trực tiếp mà chỉ thông báo mọi xét nghiệm của tôi đều ổn và chỉ được khuyên nên chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện. Các bác sĩ cho biết chỉ số BMI của tôi hoàn hảo trừ vòng eo hơi lớn."

Dù phải trải qua những cơn đau khó chịu nhưng mọi người luôn bảo tôi còn quá trẻ để mắc những căn bệnh nghiêm trọng. Mọi nỗi lo lắng của tôi đều bị gạt bỏ và trấn an rằng các triệu chứng không đáng lo ngại bởi số tuổi.

Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán muộn bởi các triệu chứng không rõ ràng, có thể là khó tiêu, đau vùng chậu, đau bụng hoặc chán ăn, táo bón, tiểu nhiều. Khoảng 93% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh có thể sống thêm 5 năm hoặc hơn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, con số này giảm xuống chỉ còn 13% nếu được chẩn đoán ở giai đoạn cuối. Khoảng 1% phụ nữ mắc ung thư buồng trứng được chẩn đoán tại phòng cấp cứu, thường là khi đã quá muộn để điều trị.

Keesha Walden chia sẻ: "Tôi sẽ phải trải qua giai đoạn theo dõi kéo dài 5 năm sau phẫu thuật và đảm bảo không có dấu hiệu tái phát. Ở tuổi 27, hầu hết mọi người đều tập trung ổn định công việc, lập gia đình, nhưng không may, mọi thứ đều bị tước đoạt khỏi tôi.

Ung thư và hóa trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự tự tin trong tôi với tư cách một người phụ nữ. Những thay đổi về thể chất đi kèm với quá trình điều trị, rụng tóc, cân nặng thay đổi và những ảnh hưởng rõ rệt trên cơ thể cùng những vết sẹo lớn thực sự khó có thể chấp nhận.

Những thay đổi này khiến tôi cảm thấy mất kết nối với con người trước đây của mình và phải vật lộn để nhận ra mình trong gương.  Mọi người đều không thể tin rằng điều này có thể xảy ra với tôi ở độ tuổi còn quá trẻ".

 - Ảnh 2.

Cùng với đó, cô gái 27 tuổi cũng có những lời chia sẻ với những người cũng đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư:

"Tôi biết, hành trình này có thể khiến bạn thấy quá sức, nhưng hãy nhớ rằng bạn mạnh mẽ hơn những gì mình nghĩ. Mỗi ngày chiến đấu là một minh chứng cho sức bền và lòng dũng cảm.

Hãy luôn lắng nghe cơ thể, nếu thấy có điều gì đó không ổn thì hãy chắc thường xuyên theo dõi sát xao. Tôi đã hối hận vì đã không kiên trì hơn trong việc chẩn đoán".

Nguồn: Daily Mall

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại