Gần đây, một tờ báo ở Hàng Châu (TQ) đã phỏng vấn bác sĩ Đới Kỳ, phó giám đốc chuyên khoa Kết giác mạc ở Bệnh viện Mắt Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang về vấn đề tác hại của kính áp tròng đối với sức khỏe của mắt.
Bác sĩ Đới chia sẻ: Có một cô gái 23 tuổi, trước khi đi ngủ quên không tháo kính áp tròng, ngày hôm sau cô tỉnh dậy với đôi mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, rất đau đớn... Sau khi đến bệnh viện kiểm tra mới phát hiện, cô đã bị nhiểm trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).
Rất may mắn, cô đã kịp thời đến bệnh viện để điều trị, bằng không chỉ có thể thông qua điều trị cấy ghép giác mạc . Cho dù như vậy, mắt của cô gái này để loại một vết sẹo trên nhãn cầu, ở trong lòng đen của mắt lưu lại một đốm trắng nhỏ.
Một cô gái 23 tuổi, trước khi đi ngủ quên không tháo kính áp tròng, ngày hôm sau cô tỉnh dậy với đôi mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, rất đau đớn...
Qua trường hợp này, bác sĩ Đới Kỳ khuyến cáo mọi người nên đeo kính áp tròng đúng cách:
1. Đối với kính áp tròng, hãy sử dụng theo đúng hướng dẫn, chọn giải pháp chăm sóc vào ban đêm theo quy định và chú ý thời gian đeo. Không được sử dụng kính áp tròng qua đêm, ngay cả khi các chỉ dẫn cho biết kính áp tròng có tính thấm khí cao, cũng không được khuyên dùng.
2. Kính áp tròng phổ thông dày hơn và có độ thấm khí kém, cố gắng số lượng đeo càng ít càng tốt, nếu bạn không thể không đeo kính áp tròng, bạn nên chọn loại kính có độ thấm khí cao.
3. Cuối cùng, khi đeo kính áp tròng và kính áp tròng màu, nhất định phải chú ý đến vệ sinh.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng khuyên bạn đeo kính áp tròng màu và kính áp tròng thông thường đều giống nhau, đều có thể gây nguy hiểm
Mang bất kỳ loại kính áp tròng nào, bao gồm kính áp tròng màu, nếu miếng kính có vấn đề về kênh dẫn nước có thể gây hư hại nghiêm trọng cho mắt.
Mang bất kỳ loại kính áp tròng nào, bao gồm kính áp tròng màu, nếu miếng kính có vấn đề về kênh dẫn nước có thể gây hư hại nghiêm trọng cho mắt.
Những rủi ro này bao gồm:
- Bào mòn giác mạc.
- Có các phản ứng dị ứng như ngứa, tấy đỏ và chảy nước mắt.
- Suy giảm thị lực .
- Gây nhiễm trùng.
- Thậm chí là bị mù.
Bác sĩ nhắc nhở:
Khi đeo bất kỳ loại kính áp tròng nào, hãy lưu ý các dấu hiệu có thể gây nhiễm trùng mắt, bao gồm: mắt đỏ, đau mắt, trong thời gian ngắn không thể nhìn thấy, suy giảm thị lực .
Nếu bất kỳ dấu hiệu nào trong số này xuất hiện, bạn nên đến Bệnh viện mắt để kiểm tra ngay lập tức. Nhiễm trùng mắt có thể sẽ biến đổi nghiêm trọng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù.
Nhiễm trùng mắt có thể sẽ biến đổi nghiêm trọng, nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù.
Đeo kính áp tròng, nhất định phải được kiểm tra ở khoa mắt, để đảm bảo kính áp tròng phù hợp với đôi mắt. Kính áp tròng không phù hợp có thể dẫn đến những tổn hại cho đôi mắt, do đó nhất định phải kiểm tra mắt sau đó mới đi mua kính áp tròng.
Hãy chắc chắn phải làm đúng hướng dẫn sử dụng kính áp tròng! Cách đeo kính như thế nào, lau chùi kính khi tiếp xúc. Nếu bạn vẫn không thể làm đúng theo hướng dẫn trên bao bì cần phải gặp bác sĩ nhãn khoa để tham khảo ý kiến.
Nếu mắt bạn bị đỏ, tiếp tục bị đau hoặc tiết ra chất rỉ trong mắt, nhất định phải cần sự chăm sóc y tế và tháo kính áp tròng ra. Mắt đau và chảy dịch mắt là dấu hiệu mắt bị nhiễm trùng, lập tức đến bệnh viện gặp bác sĩ.
Không được cho người khác dùng chung kính áp tròng. Tất cả các loại mắt đều to bé khác nhau, vì vậy kính áp tròng của bạn chỉ dành cho bạn.
Nếu mắt bạn bị đỏ, tiếp tục bị đau hoặc tiết ra chất rỉ trong mắt, nhất định phải cần sự chăm sóc y tế và tháo kính áp tròng ra.
Cách đeo kính áp tròng
Trước tiên để tránh nhầm lẫn giữa mắt phải và mắt trái bạn nên tự đặt cho mình 1 nguyên tắc là đeo kính mắt nào trước, để nó trở thành 1 thói quen của bạn.
Rửa sạch tay trước khi đéo kính để tránh không bị bụi bẩn dính vào mắt của bạn. Dùng đầu ngón tay để lấy kính áp tròng từ hộp đựng kính và kiểm tra qua kính trước khi đeo: Kính phải vòng cung tự nhiên và không được vòng ra phía ngoài. Trong trường hợp bạn đeo ngược kính áp tròng bạn sẽ nhìn thấy rõ ràng hoặc cũng không thể đeo được.
Sau đó bạn đặt kính vào đầu ngón tay (ngón trỏ hoặc ngón giữa), tay con lại bạn dùng để mở rộng mắt và cố định không để chớp mắt. Từ từ đưa kính vào mắt, tay kia vẫn cố định mắt không được bỏ ra.
Sau khi kính đã "bơi" trong mắt, bạn có thể bỏ tay cố định mắt ra. Nháy mắt một vài cái để kính nằm vào giữa mắt bạn. Bây giờ thì kính áp tròng đẵ nằm gọn gàng trong gọn trong mắt của bạn. Làm lại quy trình đeo kính với mắt còn lại.
(Nguồn: Sina)