Cô gái 20 tuổi mất thính lực tạm thời do làm 1 việc mà rất nhiều người vẫn hay làm sau khi tắm

TÚ UYÊN |

Bạn trai của cô gái lập tức sử dụng máy lấy ráy tai có camera để soi bên trong ống tai cho cô. Hậu quả khiến cô nàng khóc thét vì cảm thấy tai đau nhức.

Sau khi tắm xong, nhiều người có thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai hoặc dùng tăm bông làm khô tai. Tuy nhiên, dưới góc độ của chuyên gia y tế, hành động dùng tăm bông đưa vào tai là rất nguy hại.

Cô gái 20 tuổi mất thính lực tạm thời do làm 1 việc mà rất nhiều người vẫn hay làm sau khi tắm - Ảnh 1.

Bác sĩ Trần Lượng Vũ, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện General Hospital of Guangzhou Military Command, chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân nữ 20 tuổi. Sau khi tắm xong, cô gái có thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai. Một hôm, sau khi lấy ráy tai như thường lệ thì cô gái bỗng nhiên mất thính lực.

Bạn trai của cô gái lập tức sử dụng máy lấy ráy tai có camera để soi bên trong ống tai cho cô. Anh cho rằng, ráy tai bị tắc nghẽn sâu bên trong khiến bạn gái mất thính lực, nên anh sốt sắng thay bạn gái sử dụng máy lấy ráy tai tiếp tục chọc sâu vào bên trong. Hậu quả khiến cô nàng khóc thét vì cảm thấy tai đau nhức. Sau khi cô gái đến bệnh viện khám, bác sĩ hoảng hồn vì nhìn thấy bên trong ống tai của bệnh nhân là máu đông vón cục.

Cô gái 20 tuổi mất thính lực tạm thời do làm 1 việc mà rất nhiều người vẫn hay làm sau khi tắm - Ảnh 2.

Bác sĩ Trần Lượng Vũ, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện General Hospital of Guangzhou Military Command.

Bác sĩ Trần Lượng Vũ giải thích: "Thời điểm cô gái sử dụng tăm bông lấy ráy tai, màng tai của cô gái đã bị tổn thương nên ảnh hưởng đến thính lực của tai. Lúc này, ráy tai đã rơi vào trong khoang tai giữa dẫn đến viêm ống tai. Bác sĩ đã kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, tiêm thuốc điều trị. Sau 2 tuần điều trị, thính lực của bệnh nhân đã hồi phục".

Giải thích về nguyên nhân tại sao chúng ta không nên lấy ráy tai? Bác sĩ Trần Lượng Vũ trả lời: "Tai ngoài là bộ phần gồm xương mềm (còn gọi là sụn) và xương cứng. Ráy tai thường tích tụ ở khu vực sụn và rất ít ở khu vực xương cứng. Khi chúng ta sử dụng tăm bông lấy ráy tai, hành động này khiến ráy tai vô tình bị đẩy sâu vào bên trong giống như bạn đang cố nhét một cái nút chai, điều này sẽ khiến ráy tai ngày càng tích tụ dày đặc hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là gây thủng màng nhĩ. Có một trường hợp bệnh nhân do lấy ráy tai bằng tăm bông khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong, gây ra hiện tượng viêm tai giữa mạn tính, xâm lấn vào trong xương, dẫn đến tê liệt dây thần kinh mặt".

Trong trường hợp nước bắn vào tai, sau khi tắm, cảm giác ướt át trong tai có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bác sĩ Trần Lượng Vũ đưa ra lời khuyên, bạn nên sử dụng máy sấy tóc đặt cách tai 30cm để làm khô thoáng tai, hoặc bạn có thể sử dụng giấy mềm cuộn xoắn thành chiều dài đưa vào tai thấm nước. Bác sĩ nhấn mạnh, bạn không nên sử dụng dụng cụ sắc bén hoặc tăm bông để lấy ráy tai nhằm tránh trường hợp tổn thương tai và gây viêm tai.

Theo Ettoday

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại