Có dấu hiệu này sau khi uống rượu, nhiều người tưởng gan khoẻ: Chuyên gia lắc đầu lý giải

Ngọc Minh |

Rất nhiều người vui mừng khi thấy bản thân uống rượu nhưng sau 1-2 ngày mới có dấu hiệu say. Và mọi người rỉ tai nhau đó là dấu hiệu chứng tỏ gan hoạt động tốt, khoẻ mạnh.

Theo truyền thống của người Việt Nam Tết là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy. Trong dịp này, uống rượu bia là điều khó tránh khỏi. Sau khi uống rượu xong nhiều người không bị say ngay mà phải sau 1-2 mới say, trường hợp này còn được gọi là "say muộn". Nhiều quý ông tưởng rằng hiện tượng "say muộn" này chứng tỏ gan vẫn khoẻ mạnh.

PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, Phó chủ tịch Hội gan mật Việt Nam cho hay, thông tin "say muộn" sau khi uống rượu chứng tỏ gan khỏe là không có cơ sở khoa học. Điều này cũng không đúng vì lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng rất lớn tới gan.

Gan được ví như một "nhà máy hóa chất" của cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Khi rượu tiến vào trong cơ thể, 90% sẽ được chuyển hóa tại gan, 10% còn lại được chuyển hóa qua nước tiểu, mồ hôi. Do vậy, việc uống rượu bia sẽ tạo ra những gánh nặng cho gan, ngay cả khi uống 1 lượng nhỏ.

Rượu bia khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành andehit (chất độc) do sự oxy hóa của rượu ethanol. Đây cũng là nguyên nhân gây ngộ độc rượu (say rượu) với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt…

Có dấu hiệu này sau khi uống rượu, nhiều người tưởng gan khoẻ: Chuyên gia lắc đầu lý giải- Ảnh 1.

Say rượu muộn. (Ảnh minh hoạ)

"Cơ thể có thể chuyển hóa hết andehit trong vòng 1 giờ nếu uống rượu bia với lượng ít, dưới 3g-5g cồn. Nhưng nếu uống rượu bia với lượng nhiều thì gan sẽ không chuyển hóa kịp và andehit có thể tồn tại ở gan, gây ra những bệnh lý về gan rất nguy hiểm. Năm 2022, Việt Nam được xếp vào nước tiêu thụ rượu bia đứng đầu Đông Nam Á. Đây là một điều đáng báo động", PGS Ngọc chia sẻ.

Lý giải thêm về hiện tương "say muộn", PGS Ngọc cho biết, trường hợp uống rượu nhưng ngày hôm sau mới say thường có liên quan tới cơ địa của cá nhân đó. Nguyên nhân là do cơ thể nhóm này chuyển hóa rượu chậm hơn người bình thường (chuyển hóa kém) khiến họ không say ngay khi uống. Hoặc do cá nhân đó mới uống rượu, thời điểm uống, cồn tác động gây kích thích thần kinh nên họ sẽ không có cảm giác mệt mỏi, say rượu. Ngày hôm sau, khi kích thích thần kinh do rượu gây ra hết,  lúc đó người uống mới có cảm giác mệt mỏi, "say rượu muộn".

Theo chuyên gia, những trường hợp "say muộn" thường chủ quan và uống nhiều, điều này sẽ rất nguy hiểm.

PGS Ngọc lưu ý để bảo vệ chức năng gan, mọi người cần hạn chế uống rượu bia đến khi say. Thay vào đó, vào dịp lễ Tết, mọi người chỉ nên uống 1-2 chén để tạo không khí vui vẻ. Trước khi, uống mọi người nên ăn nhiều các loại thức ăn có chất đạm, rau xanh, hoa quả tươi để làm chậm quá trình hấp thu rượu, giúp gan có thêm thời gian để giải độc rượu.

Trong trường hợp phải uống rượu bia, tốt nhất mọi người không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần.

Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3⁄4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml (Bia tùy loại, chứa 1 - 12% cồn, thường ở vào khoảng 5%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).

Có dấu hiệu này sau khi uống rượu, nhiều người tưởng gan khoẻ: Chuyên gia lắc đầu lý giải- Ảnh 2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại