Chúng ta đang ngày càng chế tạo ra những công nghệ robot có khả năng mô phỏng con người một các chân thực nhất, thế nhưng có một sự thật hiển nhiên mà ai cũng phải thừa nhận, đó là con người vẫn đang là sinh vật thích nghi hiệu quả số một với thế giới hiện tại.
Tuy nhiên, một phát kiến mới đây đến từ các nhà khoa học tại MIT đã cho thấy tính khả thi của việc áp dụng một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, chế tạo nhựa nylon trở thành những cơ bắp nhân tạo, phát triển tiền đề cho viễn cảnh hiện thực hóa những công nghệ tiên tiến hơn cho robot và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Thực chất, cơ bắp nhân tạo không phải là khái niệm còn xa lạ với giới khoa học. Hàng thập kỷ trước, họ đã nghiên cứu và mang cơ chế hoạt động co và rút của cơ bắp trên người và động vật lên làm chuẩn mực để định hướng chuyển động nhân tạo.
Nhưng vật liệu thích hợp thì lại quá đắt đỏ và độ bền thấp, trong khi khám phá mới không chỉ đáp ứng đầy đủ tính chất đó mà còn có thể tự sửa chữa khi gặp tổn thương.
Cơ nhân tạo bằng nhựa
Từ đó, các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Massachusetts đã phát triển thành công những sợi nylon nhựa, nhờ vào tính chất vật lý của chúng: khi gặp nhiệt độ thì độ dài co lại nhưng đường kính tiết diện lại giãn ra, khiến chúng có thể uốn cong dễ dàng.
Áp dụng một cơ chế điều khiển nhiệt độ thích hợp cho từng phần sợi nylon với những hướng khác nhau, các nhà khoa học đã có thể thao túng và kiểm soát nó hoàn toàn theo ý mình.
Dù mới chỉ là những bước tiến triển đầu tiên nhưng đây vẫn được coi là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo robot. Đặc biệt, với vật liệu phù hợp và phải chăng, công nghệ nhân tạo nhờ đó cũng không còn lo ngại về khó khăn liên quan về vấn đề kinh tế đầu tư nữa.
Tham khảo: Gizmodo