Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage "biến mất" mãi mãi?

Mạnh Kiên |

Trước đây, các nhà sản xuất thi nhau ra mắt những mẫu điện thoại có ngoại hình độc đáo. Nhưng ngày nay, không hiểu vì sao điện thoại chẳng đặc biệt như trước mà mẫu nào cũng giống nhau.

Những chiếc điện thoại độc đáo nhất

Một trong những lời chỉ trích lớn nhất về điện thoại thông minh ngày nay là chúng trông quá giống nhau. Công bằng mà nói, đây là một lời phàn nàn khá xác đáng, vì ngay cả Samsung giờ đây cũng lấy cảm hứng thiết kế từ iPhone 15 cho chiếc Galaxy S24.

Tuy nhiên, đây không hẳn là một điều xấu. Hãy nhớ rằng các nhà sản xuất đã phải mất rất nhiều thời gian để có được hình hài chung cho điện thoại như hiện tại.

Có thể nhiều người muốn được chọn lựa nhiều kiểu dáng smartphone hơn thay vì những chiếc điện thoại từa tựa nhau, chỉ khác về thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, có lý do khiến các thiết bị ngày nay không thể dị biệt như trước.

Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage "biến mất" mãi mãi?- Ảnh 1.

Galaxy S4 Zoom.

Hãy nhớ lại Galaxy S4 Zoom. Chiếc điện thoại này trông giống như một chiếc Galaxy S4 bình thường, ngoại trừ camera được thiết kế với ống kính đầy đủ như một chiếc máy ảnh. Nó cung cấp khả năng zoom cao hơn hầu hết các mẫu máy khác vào thời điểm đó nhưng lại hạn chế ở khoản cồng kềnh khi cho vào túi quần.

Một cái tên nổi bật khác là N-Gage, được Nokia phát triển vào năm 2003. Không giống như các điện thoại bình thường khi ấy, N-Gage tự quảng cáo mình là điện thoại đầu tiên tập trung vào chơi game.

Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage "biến mất" mãi mãi?- Ảnh 2.

N-Gage.

Nó giống chiếc máy chơi Game Boy Advance hơn là một chiếc điện thoại di động, với màn hình được đặt ở giữa và hai bàn phím riêng biệt ở hai bên. Tuy nhiên, N-Gage không đạt được doanh số như mong đợi do phần mềm hạn chế và sự không quan tâm chung của công chúng.

Nhìn thấy 'mỏ vàng' lớn, Trung Quốc ào ạt đưa nhà máy sản xuất đến Việt Nam, gạt mọi đối thủ cản đườngNhìn thấy "mỏ vàng" lớn, Trung Quốc ào ạt đưa nhà máy sản xuất đến Việt Nam, gạt mọi đối thủ cản đường

Nhìn thấy cơ hội lớn, các nhà cung ứng công nghệ Trung Quốc ào ạt tham gia cuộc đua chuyển nhà máy sang Việt Nam, Thái Lan để tìm kiếm động lực tăng trưởng.

Nokia cũng cho ra mắt một trong những chiếc điện thoại có hình dáng kỳ lạ nhất là Nokia 7280. Nó trông còn chẳng giống một chiếc điện thoại chút nào mà chỉ khiến người ta liên tưởng đến cây son môi. Đây được cho là đỉnh cao của thử nghiệm, điều mà Nokia rất nổi tiếng vào đầu những năm 2000.

Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage "biến mất" mãi mãi?- Ảnh 4.

Nokia 7280.

Một cái tên khác là Nokia N90, thoạt nhìn trông giống như những chiếc điện thoại nắp gập khác vào thời điểm đó. Tuy nhiên, điện thoại đi kèm với một khớp xoay được cấp bằng sáng chế trên màn hình cho phép nó thay đổi sang bốn chế độ khác nhau.

Thiết kế rất ấn tượng, nhưng khách hàng phàn nàn về việc nó cồng kềnh và nặng nề, mặc dù sau này người ta vẫn thấy được tái hiện trên LG Wing.

Sao ngày nay không còn điện thoại có kiểu dáng đặc biệt?

Phần cứng là một trong những chi phí ban đầu lớn nhất khi sản xuất một chiếc điện thoại mới. Chi phí này thường tăng gấp đôi khi thay đổi giữa chừng trong bất kỳ thiết kế nào.

Ví dụ: đã có rất nhiều tranh luận về loại chip sẽ được đưa vào Galaxy Z Fold 6 và Galaxy Z Flip 6. Có khả năng Samsung sẽ chuyển sang sử dụng Exynos 2400, nhưng gần đây có thông tin cho rằng chi phí thực hiện thay đổi như vậy sẽ là không đáng.

Vì sao mẫu điện thoại kinh điển Nokia N-Gage "biến mất" mãi mãi?- Ảnh 5.

Đây là vấn đề mấu chốt của các nhà phát triển, đặc biệt là trong thị trường ngày nay. Các thành phần rất tốn kém để có thể tìm, tạo nguồn lực và lắp đặt. Apple đã trải qua tình huống tương tự khi hãng nỗ lực phát triển modem của riêng mình để từ bỏ các công ty bên ngoài. Tất cả điều này làm tăng thêm rất nhiều chi phí, đặc biệt nếu có một thành phần nào đó mà công ty cần thay đổi.

Đó là chi phí phát triển thành phần thử nghiệm. Sau đó là thiết kế điện thoại dựa trên bộ phận đó và sẽ phải trả giá nếu nó không hoạt động. Trong khi đó, phần mềm ban đầu có chi phí sản xuất rẻ, nhưng khi AI ngày càng thông minh hơn, quá trình phát triển sẽ trở nên tốn kém rất nhiều.

Nhiều người cứ phát cuồng với điện thoại 'cục gạch' Nokia: Tôi dùng thử vài ngày là bỏ, không chịu nổiNhiều người cứ phát cuồng với điện thoại "cục gạch" Nokia: Tôi dùng thử vài ngày là bỏ, không chịu nổi

Nhiều người vẫn thích thú với sự trở lại của các mẫu điện thoại Nokia mang tính chất hoài niệm. Nhưng thực tế thiết bị này thật lạc lõng giữa cuộc sống hiện đại.

Quay trở lại những chiếc điện thoại độc đáo ở trên, chúng đều có hai điểm chung. Đầu tiên là đều mang tính thử nghiệm và khác biệt so với những thiết bị khác trên thị trường. Thứ hai là hầu hết các thiết bị đều không bán chạy và hãng sản xuất thì thua lỗ.

Đó là lý do ngày nay điện thoại ngày càng giống nhau và các hãng sản xuất ngại trong việc thử nghiệm hình dáng mới.

Chỉ có một lĩnh vực cho phép thử nghiệm là các phụ kiện giúp cải thiện tính năng của điện thoại. Việc tập trung vào phụ kiện sẽ vừa khiến người dùng móc hầu bao nhiều hơn nhưng cũng mang lại lợi ích cho họ.

Nhìn chung, điện thoại ngày nay đã trở nên hơi buồn tẻ nhưng có thể hiểu tại sao điều đó lại xảy ra và phải công nhận sự khó khăn mà các nhà phát triển đang gặp phải. Sự điên rồ về mặt thiết kế trong quá khứ thật thú vị, nhưng hiện tại chúng ta đang ở một nơi tốt hơn so với trước đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại