Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo

SA |

Cái tên nói lên tất cả…

Những đơn hàng online dài dằng dặc, những dòng người đổ về các khu trung tâm thương mại,... mua sắm trả thù sau dịch đang là một xu hướng ngốn kha khá tiền của dân tình. Ham muốn này xuất phát từ tâm lý bù đắp cho thời gian đã mất vì giãn cách xã hội, để bản thân cảm thấy vui hơn mà chưa biết có cần dùng đến hay không.

Thực tế, trước khi mua sắm trả thù xuất hiện, có một hiện tượng phổ biến hơn và cũng mang ý nghĩa phục vụ tâm lý là mua sắm bốc đồng.

Thấy chiếc áo xinh quá => Mua!

Đang vui > Mua!

Đang buồn > Mua!

Là những ví dụ điển hình nhất cho mua sắm bốc đồng. Nói cách khác, việc sắm sanh này không phải cần thiết mà đúng hơn là mua như một thú vui, khiến tâm trạng bạn cảm thấy tốt hơn dù bất cứ lý do nào.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 1.

Với mô tả này, hẳn nhiều người đã thấy bóng dáng mình lấp ló đâu đó. Vậy thì yên tâm đi bởi bạn không hề cô đơn, đây là một hiện tượng rất bình thường. Theo một khảo sát của Slickdeals, người Mỹ tốn trung bình 183 USD/ tháng (gần 4,2 triệu) vào mua sắm bốc đồng.

Tính ra chỉ 6 USD/ ngày (khoảng 137k), không gây hại quá nhiều với mức sống mặt bằng nhưng nếu tính theo năm, con số là 2.196 USD (khoảng 50,2 triệu). Con số thực sự khiến người ta giật mình và suy nghĩ lại về việc mua sắm của bản thân.

Mua sắm bốc đồng là gì?

Mua sắm bốc đồng là việc mua sắm diễn ra khi bạn mua bất cứ thứ gì mà không định mua trước đó. Nó có thể đơn giản như lấy thêm 1 thanh kẹo ở quầy thanh toán khi đang đứng chờ tính tiền hoặc lướt app mua sắm mỗi đêm dù tủ quần áo đã chật ních đồ đạc. Nói chung nếu nó không nằm trong ngân sách chi tiêu của bạn, thì đó là một sự bốc đồng.

Hầu như tất cả chúng ta đều thấy phấn khích khi mua sắm theo kiểu này nhưng đó chỉ là trạng thái nhất thời.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 2.

Cảm giác phấn khích, vui vẻ khi mua sắm bốc đồng chỉ là nhất thời

Tại sao chúng ta lại mua sắm bốc đồng?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao lại có tình trạng mua sắm một cách nóng vội như vậy không? Có 3 lý do chính:

1. Cảm xúc hiện tại

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc mua sắm của bất kì ai. Xét ở khía cạnh này, tài chính cá nhân thực sự mang tính cá nhân. Vì vậy khi có điều gì đó xảy ra và tác động đến bạn, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến thói quen kiếm tiền và cách tiêu tiền của chính bạn.

Chẳng hạn, bạn vừa trải qua một ngày mệt mỏi, bạn sẽ muốn mua thứ gì đó để xoa dịu tâm trạng, giống như một liều thuốc tinh thần. Đó có thể là một chiếc mũ, một đôi khuyên tai hay một quyển sổ.

Bạn tự nhủ rằng đó không phải là vấn đề lớn khi muốn có thứ gì đó giúp bản thân cảm thấy tốt hơn. Hoặc quay trở lại trào lưu mua sắm phục thù đã đề cập ở trên, bạn bỏ ra một số tiền lớn để tậu chiếc túi xa xỉ không do dự vì nghĩ rằng bản thân đã trải qua quãng thời gian khó khăn.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 4.
Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 5.

Dân tình Sài Gòn xếp hàng mua sắm trả thù sau dịch

Đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc thuần tuý chắc chắn sẽ khiến bạn dễ dàng mua sắm bốc đồng hơn. Nắm được điều này, đội ngũ marketing sẽ khai thác tâm trạng của khách hàng và có những chiêu tiếp thị đi vào lòng người để bạn sẵn sàng rút ví.

2. Ảnh hưởng từ gia đình

Nếu việc mua sắm bốc đồng và tình trạng chi nhiều hơn thu đang là vấn đề, có thể bạn chưa được bố mẹ dạy cách tiêu tiền.

Theo một khảo sát của CNBC năm 2019, cách bố mẹ sử dụng tiền bạc và tình hình kinh tế của gia đình trong quá trình trưởng thành là 2 lý do hàng đầu dẫn đến cách quản lý tiền bạc của con cái ở hiện tại. Cụ thể hơn, nếu con cái không giỏi tiết kiệm tiền thì bố mẹ có thể là một phần nguyên nhân.

3. Suy nghĩ có thể chốt được một deal "ngon lành"

Rất nhiều người trong chúng ta mua sắm (hoặc mua sắm vượt kế hoạch) chỉ vì được giảm giá và nghĩ mình đang mua được đồ rẻ. Đương nhiên đội ngũ marketing không thể bỏ qua suy nghĩ này của khách hàng.

Họ sử dụng những chiêu "móc ví" của khách hàng như sale khủng vào ngày cố định trong tháng, tặng mã giảm giá hoặc freeship khi đơn hàng đạt một số tiền nhất định,... mà ai là tín đồ của các sàn TMĐT sẽ hiểu rõ nhất. Và tất cả chỉ nhằm một mục đích cuối cùng, bạn sẽ mua nhiều hàng hơn.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 8.
Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 9.

Nhiều người mua hàng chỉ vì sale mà không phải vì cần

Làm sao để ngừng sự bốc đồng này lại?

Có khi nào bạn tự hỏi: "Rốt cuộc điều gì đang chi phối sự bốc đồng này? Làm sao để ngăn nó lại và bảo vệ túi tiền?" chưa? Dưới đây là những câu trả lời:

1. Lập ngân sách và thực hiện một cách nghiêm túc

Điều đầu tiên, bạn phải có ngân sách tức là danh sách tất cả các khoản thu và chi phí theo kế hoạch. Nếu chưa có, hãy dừng lại và dành 10 phút để thực hiện ngay bây giờ bằng bất cứ thứ gì đang có trong tay như giấy, note trên điện thoại hay máy tính.

Tuy nhiên điều cốt lõi nằm ở vế sau của cách làm này, đó là phải thực sự làm đúng theo kế hoạch bởi ngân sách không phải cây đũa thần có khả năng khiến tiền của bạn tự hoạt động. Bạn phải ước tính được mình sẽ chi cho những khoản gì mỗi tháng và thực hiện theo kế hoạch đó. Nếu chưa được lập ngân sách thì đừng tiêu tiền. Nghe rất đơn giản nhưng không dễ thực hiện.

2. Cho phép bản thân được chi tiêu thoải mái trong giới hạn

Dù phải tuân thủ theo ngân sách nhưng bạn cũng đừng quá khắt khe với bản thân bởi sự vui vẻ của chính mình cũng rất quan trọng. Vì vậy trong ngân sách của mình, hãy để riêng một khoản gọi là tiền mua vui.

Tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế của bản thân, con số này có thể 300k hay 3 triệu đồng, miễn sao phù hợp là được. Bây giờ bạn hoàn toàn có thể mua bất cứ thứ gì ngoài kế hoạch, chỉ cần số tiền không vượt quá quỹ tiền mua vui.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 12.

3. Chờ một ngày (hoặc lâu hơn) trước khi quyết định mua hàng

Có lẽ bạn đã nghe lời khuyên này ở đâu đó ít nhất một lần bởi nó thực sự có tác dụng. Sau khi thời gian cân nhắc trôi qua, bạn đã có một cái đầu tỉnh táo cùng những suy nghĩ rõ ràng thì hãy tự hỏi bản thân 2 câu hỏi: Bạn có thực sự sử dụng món đồ không? Bạn có đủ tiền trả cho nó ngay bây giờ không?

Những lần sale diễn ra trong vòng 24 giờ của các sàn TMĐT cũng được thực hiện dựa trên nguyên tắc này. Đừng để ý đến bộ đếm ngược gian giảm giá nổi bần bật trên app bởi nó thúc đẩy bạn mua bất cứ thứ gì. Việc của bạn là ghi nhớ ưu đãi này, tiết kiệm tiền để mua nếu chưa đủ tiền và đừng lăn tăn lỡ mất deal hời vì một đợt giảm giá kịch sàn nữa sẽ sớm xuất hiện thôi.

4. Mua sắm có kế hoạch

Trước khi đi mua sắm, hãy liệt kê tất cả những thứ cần mua và số tiền có thể chi. Với kế hoạch sẵn có, bạn sẽ giảm bớt khả năng vung tay quá trán hơn.

5. Cẩn thận khi đăng ký nhận email và tin nhắn từ các nhãn hàng

Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nữa nếu bạn đã thực hiện rất tốt tất cả những điều trên nhưng lại bị tin nhắn, email ưu đãi hấp dẫn. Vậy là từ không có ý định mua sắm gì, bạn lại tò mò nội dung trong những tin nhắn, email của nhãn hàng và lướt xem món nào đang được giảm giá rồi mua lúc nào không hay.

Cách duy nhất và dứt khoát nhất với tình trạng này chính là huỷ đăng ký nhận email, tin nhắn hay bất cứ kết nối tự động nào của của bạn với nhãn hàng ngay lập tức.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 16.

Huỷ đăng ký nhận thông báo từ các nhãn hàng cũng là một cách giảm bớt mua sắm bốc đồng

6. Đừng mua sắm khi đang xúc động

Dù đã nhắc đến nhưng vẫn phải nhấn mạnh rằng đừng để cảm xúc điều khiển thói quen chi tiêu của bạn. Bạn có một ngày tuyệt vời và tiến hành mua sắm khi đang trong cảm giác lâng lâng vui sướng. Bạn có một ngày tồi tệ và tự nhủ rằng bản thân xứng đáng có được thứ gì đó tốt đẹp hoặc sẽ cảm thấy tốt hơn nếu có một món đồ mới.

Tất cả đều là sự bốc đồng. Vì vậy dù ăn mừng hay đang cố gắng vui lên thì cũng đừng mua bất cứ thứ gì khi cảm xúc của bạn đang lượn lên lượn xuống như tàu lượn siêu tốc.

7. Đi mua sắm cùng ai đó

Bạn có anh chị em hay người bạn nào đó sẵn sàng nói trực tiếp với bạn đừng mua thứ gì đó không? Nếu có hãy rủ họ đi cùng trong những lần shopping. Đừng quên nói rằng bạn định mua gì và nhờ họ ngăn cản khi bạn bắt đầu nổi hứng bốc đồng.

Có 1 hội chứng tâm lý đang chi phối cách bạn mua sắm: Hết lần này tới lần khác không thể cưỡng lại, tiền cứ đội nón ra đi và bạn mãi nghèo - Ảnh 19.

8. Chỉ mang theo số tiền cần thiết

Trước mỗi chuyến mua sắm, hãy tính xem cần bao nhiêu tiền cho những món đồ bạn muốn mua và chỉ mang theo ngần đó. Tất nhiên đừng gian lận bằng cách mang đúng số tiền đã định rồi tiêu thêm ở thẻ ngân hàng hay thanh toán qua app.

Nếu làm theo kế hoạch mua sắm và không có dư tiền thì bạn không thể mua sắm một cách vô tội vạ được.

9. Ngừng so sánh

Nếu bạn luôn so sánh những gì bạn có (hoặc không có) với người khác, bạn sẽ không bao giờ hài lòng. Khi bắt đầu so sánh mình với người khác, chúng ta đang chơi một trò chơi mà không bao giờ thắng cuộc.

Nguyên tắc này cũng đúng với việc mua sắm. Thay vì nhìn những gì người khác đang có và nghĩ "Ồ. Mình cũng cần có nó. Mình phải mua nó thôi" thì hãy biết ơn và hài lòng với những gì bạn đang có.

10. Thoát khỏi mạng xã hội

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề so sánh như vừa đề cập, MXH sẽ càng làm nó trở nên tệ hơn. Đồng nghiệp mới sắm chiếc váy thật xinh, bạn cũ vừa tậu xe xịn,... tất cả những hình ảnh này rất dễ khiến bạn so bì với họ và liền hấp tấp đi mua sắm cho bằng bạn bằng bè.

Ngay cả khi bạn không rơi vào cái bẫy so sánh này thì MXH cũng là một tập hợp của vô số bài đăng quảng cáo nổi bần bật. Lướt đến bất kỳ đâu, bạn cũng sẽ gặp những thứ khiến bạn muốn tiêu tiền. Chỉ khi không dùng các ứng dụng này bạn mới không bị những món đồ hào nhoáng, lấp lánh hấp dẫn.

11. Thực hiện thử thách không chi tiêu

Tất nhiên bạn vẫn phải trả các khoản bắt buộc như tiền thuê nhà, tiền mua đồ trả góp, các hoá đơn điện nước,... nhưng không dùng tiền cho những thứ không cần thiết như ăn ngoài hàng hoặc gọi đồ về, đồ ăn vặt, mua đồ mới trong khi đồ cũ vẫn dùng tốt,... Về cơ bản đó là thử thách mà bạn chỉ chi tiền vào những thứ tối thiểu nhất cho cuộc sống.

12. Hãy ghi nhớ mục tiêu của bạn

Việc nhượng bộ và để bản thân mua sắm một cách bốc đồng sẽ khiến bạn không bao giờ thực hiện được những mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, trả nợ hay đầu tư. Mua sắm bốc đồng và chi tiêu quá mức sẽ ngốn hết số tiền tiết kiệm, vốn để dành cho những mục tiêu này. Vì vậy, đừng tự hại mình mà hãy luôn ghi nhớ những mục tiêu quan trọng đang hướng tới!

Nguồn: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại