Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại xoắn khuẩn gram âm, hình xoắn ốc, sống trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và được phát hiện lần đầu năm 1982. Nó được mệnh danh là “sát thủ gây ung thư dạ dày”.
Bởi vì sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn này có thể âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, rất nhiều người mắc bệnh mà không biết. Vi khuẩn này còn có thể lây nhiễm, từ người sang người qua rất nhiều đường.
Theo thời gian, vi khuẩn HP đã xâm nhập vào niêm mạc dạ dày đủ lâu sẽ làm xuất hiện các vết loét, gây ra nhiễm trùng và ung thư dạ dày. Đây là căn bệnh nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh về tiêu hóa và đứng thứ 3 trong tổng số các bệnh ung thư.
Để phòng tránh ung thư dạ dày, việc phát hiện sự tấn công của vi khuẩn HP và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Dù ở giới tính, độ tuổi nào cũng đừng bỏ qua “21 đau - 2 mùi” tố cáo vi khuẩn HP đang ẩn nấp trong cơ thể sau đây:
1. Đau bụng âm ỉ
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất của các bệnh liên quan tới dạ dày - đường tiêu hóa. Tương tự, vi khuẩn HP cũng gây ra cơn đau bụng bất thường cho người bệnh.
Cụ thể, sau khi khi xâm nhập vào cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ nhanh chóng phá hủy sự cân bằng trong môi trường dạ dày. Từ đó gây ra đầy bụng, đau tức bụng hoặc những cơ co thắt bất thường, có thể nhận biết là đau bụng âm ỉ theo cơn. Tiếp theo, chúng sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét hoặc nhiễm trùng. Như vậy sẽ gây ra những cơn đau bụng dữ dội, chính xác là đau dạ dày cho người bệnh.
Thêm một đặc điểm để phân biệt cơn đau bụng do vi khuẩn HP so với rối loạn tiêu hóa là thường đau ở vùng bụng trên đi kèm với đầy hơi, tăng kích thước vùng bụng. Cơn đau thường âm ỉ và trở nên dữ dội hơn mỗi khi ăn no. Chỉ cần ăn một lượng thức ăn nhỏ đã cảm thấy no, tức bụng và có triệu chứng khó tiêu, ăn uống mất ngon, sụt cân.
2. Hôi miệng khác lạ và xì hơi mùi rất nặng
Sự hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày khiến cơ quan này tiết ra nhiều axit, kích thích niêm mạc dạ dày quá mức. Từ đó dẫn tới đầy bụng, khó chịu, tiêu hóa kém và làm cơ thể muốn xì hơi nhiều hơn để giải phóng axit, bớt cảm giác nặng nề.
Vi khuẩn HP cũng gây rối loạn việc tiết enzyme trong dạ dày. Đồng thời niêm mạc dạ dày bị nhiễm trùng, tiêu hóa chậm lại khiến thức ăn tích tụ nhiều hơn. Tất cả những nguyên nhân này cộng lại khiến cho mùi xì hơi của bạn trở nên vô cùng khó chịu. Người bị khuẩn HP tấn công có thể hoặc không bị tình trạng đột nhiên xì hơi nhiều hơn rất nhiều, nhưng mùi xì hơi sẽ rất nặng, thậm chí còn có mùi tanh bên cạnh mùi thối thông thường. Điều này xảy ra ngay cả khi bạn không ăn gì nặng mùi hoặc trong khi bụng đang rất đói.
Tương tự, sự rối loạn tiết axit dịch vị từ ảnh hưởng của vi khuẩn HP trong dạ dày cũng dẫn tới mùi hôi miệng khác lạ. Bởi vì khi có quá nhiều axit trong dạ dày, sẽ dễ dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản, tăng nguy cơ gây hôi miệng.
Đồng thời, vi khuẩn HP có thể tồn tại ở miệng và lây nhiễm thông qua nước bọt. Khi trú ngụ ở khoang miệng, chúng tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metyl mercaptan. Những loại khí này gây ra mùi hôi khó chịu cho chính bản thân và người đối diện.
Đặc điểm của hôi miệng do khuẩn HP khác với các loại hôi miệng do nguyên nhân khác ở mùi vị khác lạ trong miệng. Cụ thể, rất nhiều người bị bệnh về dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP cho biết, cùng với hơi thở có mùi hôi thì họ luôn cảm nhận có mùi vị của kim loại trong miệng. Hôi miệng đi kèm suy giảm vị giác, chán ăn, đầy hơi và dù có vệ sinh răng miệng kỹ như thế nào vẫn không hết được mùi hôi.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Kknews