Iskander được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa. Nó cũng được trang bị mồi nhử để lừa tên lửa đánh chặn. Iskander được coi là loại tên lửa cực kỳ khó đánh chặn so với công nghệ phòng thủ tên lửa hiện đại.
9K720 Iskander-M (NATO gọi là SS-26 Stone) là loại tên lửa tầm ngắn cực mạnh. Theo Global Security, phiên bản xuất khẩu của 9K720 Iskander-M có tầm bắn 280 km, nặng 480 kg, trong khi bản nội địa có tầm bắn lên tới 500 km.
Tuy nhiên, theo một vài nguồn tin khác, chẳng hạn như Dự án Đe dọa Tên lửa, ước tính phiên bản nội địa của Iskander có tầm bắn ngắn hơn 400 km và trọng tải hơn 700 kg.
Iskander-M được coi là "kẻ giết người" đáng sợ.
9K720 Iskander-M được Nga thiết kế để thay thế các tổ hợp tên lửa 9K79-1 Tochka-U đã lỗi thời.
Đây là loại tên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn và được điều khiển trong suốt quá trình bay.
Cả 2 phiên bản Iskander đều được trang bị hệ thống dẫn đường đầu cuối. Missile Threat, xác xuất sai số là 200 m, nhưng nếu kết hợp với GPS hoặc GLONASS, sai số này có thể giảm xuống còn 50 m hoặc thấp hơn.
Nếu được hỗ trợ bổ sung thêm radar hoặc cảm biến điện quang, độ chính xác của Iskander sẽ tốt hơn, cỡ 10 m.
Iskander-M vẫn tiếp tục được Nga nâng cấp.
Iskander có trọng lượng khoảng 4 tấn, dài 7,3m, đường kính thân 0,92m, tốc độ bay trên Mach 7 (9000-9500km/h) kèm quỹ đạo vô cùng phức tạp.
Iskander-M có thể mang theo các loại đầu đạn như đạn nổ mảnh, đạn chùm, nhiệt áp, xuyên phá hầm ngầm và xung điện từ (EMP),... Bản nội địa còn có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Điểm mạnh nổi bật khác của Iskander là khả năng tàng hình, đánh lừa radar đối phương. Khả năng kỳ diệu này biến Iskander thành một trong những loại vũ khí hiếm hoi đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới.
Iskander không chỉ là vũ khí chiến lược mà còn là tên lửa đạn đạo chiến thuật. Trong chiến đấu, nó có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu đứng yên và di động. Mục tiêu của nó là tên lửa đất đối không, tên lửa tầm ngắn, sân bay, bến cảnh, trung tâm chỉ huy và liên lạc,…
Đây là loại vũ khí có tính răn đe cao của Nga.
Chính vì khả năng có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ mà Moscow bố trí Iskander-M ở Kaliningrad. Loại tên lửa này cho phép Nga thể hiện uy lực của mình ở khu vực Baltic. Nó sẽ đe dọa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan.
Iskander có những tính năng tuyệt vời, nhưng Nga vẫn tiếp tục nâng cấp.
Phó chỉ huy lực lượng Tên lửa và Pháo binh, Thiếu tướng Alexander Dragovalovsky từng phát biểu:
“Hệ thống này, Iskander-M có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn, bao gồm cả vũ khí và tên lửa. Loại tên lửa tiêu chuẩn đang được phát triển và các tên lửa mới cũng đang được đẩy mạnh nghiên cứu”.
Xuất hiện lần đầu từ năm 1996 và năm 2006 được bổ sung vào biên chế cho quân đội Nga. Nga tự tin, uy lực mạnh mẽ của Iskander-M sẽ biến nó trở thành loại vũ khí răn đe hữu hiệu khiến các đối thủ buộc phải cân nhắc kỹ nếu muốn gây hấn với Nga.
Nhiều chuyên gia Mỹ cũng nhận định, Iskander-M thực sự là "kẻ giết người" Mỹ cần phải để mắt.
Hôm 19/11,Tư lệnh pháo binh Nga Mikhail Matveyevsky cho biết: "Hệ thống sẽ đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại trong thời gian dài. Đây sẽ là vũ khí cơ bản của lực lượng pháo binh và tên lửa Nga cho đến năm 2030".
Ông Mikhail Matveyevsky cũng cho biết thêm, Nga đã sẵn sàng các nền tảng khoa học để phát triển vũ khí mạnh mẽ hơn trong tương lai để thay thế Iskander-M.
Clip cận cảnh màn khai hỏa của 9K720 Iskander-M.